Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa lưu tích
ban 班
◎ “ban” chữ chỉ sự, giữa là bộ đao, hai bên là hai chữ ngọc, xưa cắt đôi miếng ngọc để hai bên cùng làm tin, như “cắt ngọc thuỵ để ban cho các vua chư hầu” (班瑞于群后) [Kinh Thư - thuấn điển]. Sau phái sinh sang nghĩa “ngôi, thứ, hàng, chỗ bách quan tụ hội chia ra từng ban để phân biệt trên dưới”, tiếng Việt còn có lưu tích như lưu ban (đúp lớp), đồng ban (cùng hàng), ban ngành, ban bộ, ban bệ. Từ nghĩa không gian, “ban” mở rộng sang nghĩa thời gian trỏ các “lớp thời gian được phân tách theo tri nhận của người bản ngữ”, ví dụ “ban” là khoảng thời gian được chia theo ca làm việc, như giao ban, ban ca, tiếng Hán có các cụm 三班倒;上夜班 (quãng đầu nửa đêm). “ban: c.n. hàng, sọc, phiên, thứ, đương lúc. Ban sơ: hồi đầu hết, trước hết. Ban đầu. id. ban ngày. Ban đêm. Ban mai. Ban hôm: buổi tối. Ban chiều. Ban trưa. Ban tối. [Paulus của 1895: 28].
dt. <từ cổ> buổi, khoảng thời gian nào đó trong ngày hoặc đêm. Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ, trời ban tối ước về đâu? (Ngôn chí 14.8)‖ Giữa giáp canh ban trống ba. (Hồng Đức QATT b.42)‖ Những khi bóng ác ban (đào duy từ- Tư Dung Vãn, c. 143).
dt. HVVD <từ cổ> khi, lúc, đứng trước tính từ, trỏ quãng thời gian nào đó của đời người. Tuổi tàn, cảnh đã về ban muộn, tóc bạc, biên khôn chác lại xanh. (Tự thuật 113.3)‖ Thương ôi tuổi tác kẻ ban già. (Bạch Vân Am b.93)‖ Đặng tuấn thế đã ban nghèo. (TNNL c. 2055).
biên 鬢
◎ Nôm: 边 / 邉 / 邊 biên là âm HHV của mấn (Ss ABK: bin). Âm THV đọc là mai, lưu tích trong từ tóc mai. Thuyết Văn giải tự: “mấn: tóc hai bên má” (鬢頰髮也). Thuyết Văn: “mai: tóc hai bên má” (鬢頰髮也). Bạch Cư Dị trong bài Mãi thán ông có câu: “đôi tóc mai bàng bạc mà mười ngón tay lại đen” (两鬢蒼蒼十指黑 lưỡng mấn thương thương thập chỉ hắc). AHV: mấn/ tấn, ABK: bīn. Tương ứng chung âm -j > -n như: mai > mấn, tươi > tiên, lãn > lười.
dt. <từ cổ> tóc mai. Phong sương đã bén biên thi khách, tang tử còn thương tích cố gia. (Quy Côn Sơn 189.5)‖ Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc, đầu bạc xưa nay có khuở xanh. (Tích cảnh thi 202.3, 203.1)‖ (Thuật hứng 50.3, 62.4)‖ (Tự thán 82.6, 87.3)‖ (Tự thuật 113.4).
bà ngựa 𱙘馭
ngọ 午: ngựa [Vương Lực 1958: 36]. Dừng ngựa là ngự 御, 馭, các đồng nguyên tự trên có kiểu tái lập là *ngia [Vương Lực 1982: 139-140; LQ Kiệt 1999: 308]. Chữ 馭 là chữ chỉ ý gồm cái tay (又) và con ngựa. Chữ 御 là chữ hình thanh kiêm chỉ ý: bộ xích 彳 trỏ con đường, chữ ngọ 午 trỏ con ngựa (đồng thời là thanh phù), dưới là chữ chỉ 止 (dừng, hãm), bộ tiết 卩 trỏ cái roi. Ngoài ra, còn có chữ 卸 với nghĩa là dỡ đồ [Karlgren 1923: 238], nhưng lại lấy tiết 卩 làm thanh phù nên đọc là , có lẽ nghĩa gốc là dỡ đồ từ trên lưng ngựa xuống, cho nên mới có ngọ 午 làm ý phù. Karlgren tái lập âm của ba chữ 馭,御,禦 là *ngiʷo’ [1923: 376]. Ngoài ra còn có ngự 午卩 , mà Huệ Thiên (2004: 305-310) coi là một đồng nguyên tự của ngọ. Norman (1985: 88) coi 午 là từ mượn của Mon Khmer, chua tiếng Việt có ngựa, proto Việt-Mường là maŋəə [Ferlus 1992: 57]. Schuessler (1987: 519) tái lập 午 là *ŋuoᴮ LH *ŋa, OCM *ŋâ, đồng thời cũng xác nhận 御 là đồng nguyên tự và tái lập là *ŋjwoᴮ (1987: 590). Với cứ liệu maŋəə từ tiếng Pakatan, và các cứ liệu bà ngựa trong tiếng Việt cổ có thể nghĩ đến giả thuyết rằng đây là lưu tích của một từ để trỏ ngựa trong tiếng HTC, từ này vốn có tổ hợp phụ âm đầu *- (ng có tiền mũi) mà là lưu tích của tiền mũi *m-, còn *ŋ- trong ngọ, ngựa là lưu tích của *-. Cũng có khả năng maŋəə là cách đọc Việt hoá vào giai đoạn tiếng Việt cổ, như lốc, trọc, trốc ngày nay vốn xuất phát từ một âm Việt hoá vào thế kỷ XV là *tlốc vốn có nguyên từ là độc 髑. x. trốc, x. mắng.
dt. <từ cổ> con ngựa. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ (Tự thuật 114.3)‖ Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.3)‖ sách đối đan trì, văn chói chói gấm trên bà ngựa (Lê Thánh Tông - Thập giới cô hồn…)‖ xích tiểu đằng là dây răng bà ngựa…mã hành lấy não bà ngựa (Tuệ Tĩnh - nam dược Quốc Ngữ phú).
bội 倍
tt. <từ cổ> gấp nhiều lần, lưu tích còn trong từ gấp bội. Người cười rằng kém tài lương đống, thửa việc điều canh bội mấy phần. (mai 214.8).
chác 卓 / 斫
đgt. <từ cổ> đổi, lưu tích còn trong đổi chác [Taberd 1838: 52]. Tuổi tàn, cảnh đã về ban muộn, tóc bạc, biên khôn chác lại xanh. (Tự thuật 113.4). Phiên khác: chước (TVG, Schneider, PL), chác: chuốc (BVN), chuốc (VVK). Nay theo ĐDA, MQL. Khi tóc đã bạc thì không thể đổi lại thành xanh như thời trẻ được, ý nói thời gian không thể quay lại, đời người chỉ có một lần.
đgt. <từ cổ> mua, [Rhodes 1651 tb1994: 55], lưu tích còn trong bán chác, mua chác. “chac. mua chac: emere. ban chac: vendere” [Morrone 1838: 214]. (Tự thán 76.4)‖ Danh chăng chác, lộc chăng cầu, được ắt chẳng mừng, trật chẳng âu. (Tự thuật 121.1)‖ (Quy Côn Sơn 189.3). mặc ai chác lợi mua danh, miễn ta học đặng đạo lành thì thôi. cd [Taberd 1838: 52].
cháo 𥹙
◎ Có thuyết cho rằng nguyên từ là chúc 粥. Tạm để tồn nghi. Xét, cuối thế kỷ XVIII - đầu XIX còn từ lão đặc, lão lỏng [Phạm Đình Hổ 1827: 28b], còn lưu tích trong cháo lão , cháo = lão.
dt. gạo nấu loãng. Của thết người là của còn, khó khăn, phải đạo, cháo càng ngon. (Bảo kính 149.2). Cháo hoa có hiệu hi trì mát thay. (CNNA 15).
chăn 氈
◎ Nôm: 𧜖 AHV: chiên, thanh phù: đàn. Ss đối ứng căn (1 thổ ngữ Mường), men (6 thổ ngữ), o (16 thổ ngữ), doj (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 191]. Dạng chăn (氈) và mền (綿) đều là từ hán Việt-Mường. Hai dạng sau là gốc Mường.
dt. đồ dùng để đắp cho ấm, được dệt từ lông thú, lưu tích: chăn chiên. Sách Chu Lễ thiên Thiên quan phần Chưởng bì có câu: “mùa thu lấy bì, mùa đông thu hoạch da, cùng là lông để làm chăn” (秋斂皮,冬斂革,共其毳毛爲氈). Nguyễn Trãi trong bài Hạ nhật mãn thành có câu: “nghiệp nhà truyền mỗi tấm chăn xanh” (傳家舊業只青氈). Lọn khuở đông, hằng nhờ bếp, suốt mùa hè, kẻo đắp chăn. (Trần tình 38.4).
chước 䂨 / 斫
dt. <từ cổ> mưu lược, kế sách, lưu tích trong mưu ma chước quỷ. Quốc phú binh cường chăng có chước, bằng tôi nào khuở ích chưng dân. (Trần tình 37.7)‖ Chước Khổng Minh. (Bảo kính 156.6, 161.6). x. mười chước.
②. dt. <từ cổ> cách, phương cách. Nợ cũ chước nào báo bổ, ơn sày, ơn chúa miễn ơn cha. (Tự thán 94.7)‖ (Bảo kính 171.4)‖ (Miêu 251.4).
chức 職 / 聀
dt. <từ cổ> vị trí, lưu tích trong chức vị. Trường ốc ba thu uổng mỗ danh, chăng tài đâu xứng chức tiên sinh. (Ngôn chí 7.2, 12.3).
chừ 時
◎ Nôm: 諸 Đọc âm THV. Mối quan hệ ch- (THV) ~ th- (AHV), x. chua. Nguyên chữ thì nghĩa là “thời giờ”, lưu tích còn trong bây chừ (= bây giờ). Sau, thì được hư hoá, (như thời, thì), cũng như vậy, chừ đã được hư hoá khá sớm. Phiên khác: chữ (ĐDA), chưa (BVN), chờ (TVG, MQL). PL (2012: 223) phiên “chừ” với nghĩa “giờ, thời điểm đang nói (Génibrel 1898). chừ rắp để bình: giờ sắp sửa cho vào bình”.
p. <từ cổ> từ đệm giữa câu, thường dùng để dịch chữ “hề” trong phú cổ. Cành khô gấp bấy nay nên củi, hột chín phơi chừ rắp để bình. (Bảo kính 151.4). Chữ “chừ” chuẩn đối với “bấy”, đều là hai hư từ, làm từ nước ở giữa câu.
chực 直
đgt. chầu, hiện còn lưu tích trong chầu chực. Chường thiền định, hùm nằm chực, trái thì trai, vượn nhọc đam. (Thuật hứng 64.3)
đgt. giữ. Có của bo bo hằng chực của, oán người nớp nớp những âu người. (Bảo kính 138.5, 186.2).
đgt. đợi. x. Chong đèn chực tuổi. (Trừ tịch 194.5).
cưu 鳩
đgt. <từ cổ> mang, ôm. “cưu: avis quædam” [Taberd 1838: 96], lưu tích trong cưu mang (hoài thai). Khuở một tháng nang mẹ cưu lòng chửa. (Phật Thuyết 9a).
đgt. <từ cổ> (bóng) mang (lòng), ôm (hận). “cưu thù: ulcisci. Cưu oán. id. cưu hờn: tacitâ turgescere” [Taberd 1838: 96], “cưu thù: quyết bụng trả thù. Cưu hờn: tích lấy chuyện giận hờn: chác dữ mua hờn. Cưu oán: đam lòng trả oán. Cưu chấp: hay giận ngầm” [Paulus của 1895: 211]. cưu lòng nhụ tử làm thơ dại, ca khúc Thương Lang biết trọc thanh. (Tự thán 96.5)‖ Cưu một lòng ngay. (Bảo kính 138.1).
cạn 乾
◎ Nôm: 𣴓 AHV: can. Âm cạn là âm PHV. Đồng nguyên với chữ hạn 旱, lưu tích âm này còn thấy trong thanh phù can 干. 旱 và 乾 là các đồng nguyên tự, lần lượt được tái lập là: kan , *kân và ganᴮ, *gân? [Schuessler 1988: 249]. Chuỗi đồng nguyên: hạn - khan - khàn - cạn. Ss đối ứng: kan (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 185].
tt. nông (do rút bớt lượng nước). Dễ hay ruột bể sâu cạn, khôn biết lòng người vắn dài. (Ngôn chí 6.5)‖ (Thuật hứng 69.3)‖ (Tự thán 109.3)‖ (Bảo kính 153.5).
cầm 扲
◎ Thông với 擒 (ngũ âm Tập Vận), đồng nghĩa với 把 (hán điển). Ss đối ứng: kɤm (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 188].
đgt. dùng tay nhấc lên. Tay cầm dao sắc ← 手執利刀 (Phật Thuyết 25a). cầm gậy trúc một mình lên (TKML iii: 17a). Đìa cỏ được câu ngâm gió, hiên mai cầm chén hỏi trăng. (Mạn thuật 23.6), dịch bài Bả tửu vấn nguyệt của Lý Bạch: “trời xanh trăng sáng tự bao lâu ? ngừng chén nay ta hỏi một câu! trăng sáng nào ai vin đến được, ta đi trăng lại mãi theo nhau?… người nay đâu thấy vầng trăng cũ, trăng vẫn từng soi dáng cố nhân. Xưa nay người tựa nước trôi xuôi, cùng ngắm bao đêm ánh nguyệt ngời, mong ước ca say trong tiệc rượu, chén vàng rượu ngọt có trăng soi”. (Nguyễn Phước Hậu dịch) (青天有月來幾時, 我今停杯一問之。 人攀明月不可得, 月行卻與人相隨。… 今人不見古時月, 今月曾經照古人。 古人今人若流水, 共看明月皆如此。 唯願當歌對酒時,月光常照金樽裡).
đgt. (bóng) chắc trong tay, năng lực đủ để thực hiện. Kẻ khôn thì bảo kẻ ngây phàm, nghề nghiệp cầm tay ở mới cam. (Bảo kính 173.2).
đgt. <từ cổ> bắt, giữ, ghìm, nhốt, thông với 擒 = 捉 [Từ Nguyên 2000: 858]. Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.3). cn cầm lòng.
đgt. <từ cổ> đổi, trao đổi (dựa trên giá trị của các vật), lưu tích trong trong cầm cố, cầm đồ. “cầm cố: đem tới mà thế mà đợ, hoặc chịu của thế đợ. cầm thế: đem của thế mà lấy tiền bạc” [Paulus của 1985: 94]. Thiên thơ án sách qua ngày tháng, một khắc cầm nên mấy lạng vàng. (Thuật hứng 55.8), dịch câu xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim 春宵一刻值千金. (Tô Đông Pha - xuân dạ).
cốt 骨
dt. bản chất, trong cốt cách, khí cốt. Cốt lạnh hồn thanh chăng khứng hoá, âu còn nợ chúa cùng cha. (Thuật hứng 54.7), lưu tích trong hồn cốt.
dài 𨱽 / 曵
◎ Ss đối ứng zaj (25 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 204].
tt. trái với ngắn. Dài hàm nhọn mũi cứng lông. (Trư 252.1). x. dài hàm.
tt. lâu (thời gian), lưu tích còn trong từ Dài lâu. (Tự thán 84.4, 91.6, 92.8)‖ (Xuân hoa tuyệt cú 196.1).
tt. trong vắn dài, trỏ sự khó lường. Dễ hay ruột bể sâu cạn, khôn biết lòng người vắn dài. (Ngôn chí 6.6).
dào 𩆍
tt. <từ cổ> tràn trề, chan chứa (nước), trái với khô khao, lưu tích còn trong dồi dào, “giồi dào: dầm thấm. mưa giồi dào thì là mưa nhiều lắm. ơn xuống giồi dào là ơn xuống vô số” [Paulus của 1895: 225]. “dều dào: bội hậu, dư dật” [Béhaine 1773: 112]. Lấy khi đầm ấm pha khi lạnh, chử khuở khô khao có khuở dào. (Thuật hứng 66.6). Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch tương (kiều, c. 2547).
dìn 認
◎ Nôm: 認 Đọc âm Việt hoá, AHV: nhận, nghĩa gốc: “thức nhận” [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 3980], trong nhận biết, nhìn nhận. Dẫn thân sang nghĩa “nhìn” ở tiếng Việt, lưu tích nhận mặt (= nhìn mặt), nhận dạng (nhìn dáng), nhận họ. “Dìn: cắm mắt vào. Dìn ai: nhận biết ai. Chảng dìn tôi: nó khinh tôi. nhìn: cùng một nghĩa.” [Rhodes 1651 tb1994: 76]. Thế kỷ 17 đã có song thức ngữ âm, nhưng d- phổ biến hơn.
đgt. <từ cổ> thấy. Non tây bóng ác đã măng tằng, dìn đỉnh tùng thu vãng chừng. (Tự thán 98.2, 102.6)‖ (Tự thuật 112.8)‖ (Tức sự 123.3)‖ (Tảo xuân 193.2)‖ (Tùng 220.3).
dấu 鬪 / 酉
◎ Mày, Mã Liềng: azu, aju; Sách: zu, ju. Phiên khác: dầu (TVG), giàu (ĐDA), dậu: no đủ (Schneider). Nay theo nhóm MQL.
đgt. <từ cổ> yêu, lưu tích còn trong yêu dấu. “Dấu: amare. Yêu dấu. Dấu yêu” [Taberd 1838: 105]. Non lạ nước thanh trộm dấu, đất phàm cõi tục cách xa. (Thuật hứng 54.3)‖ (Bảo kính 182.6)‖ Áng nạ lòng thực dấu (Phật Thuyết) ‖ Sinh con niệm niệm dấu chưng con. (Hồng Đức QATT, b.42).
dầm 淫
dâm: nghĩa gốc là bị thấm nước, ướt quá độ. dâm vũ (淫雨/霪雨): mưa nhiều ngày liền không dứt, lưu tích còn trong từ mưa dầm.
tt. <từ cổ> ướt nước. Mấy thu áo khách nhuốm hơi dầm, bén phải Đông Hoa bụi bụi xâm. (Tự thuật 119.1).
dẫy 汜
đgt. <từ cổ> dâng tràn, “đầy lên, tràn ra” [Paulus của 1895: 218], lưu tích còn trong đầy dẫy. Trướng 漲: dẫy [ngũ thiên tự]. Nước dẫy triều cường, cuối bãi đầy. (Nhạn trận 249.1). Hứng dẫy vườn xuân chim thuở kêu (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân Am thi tập, b. 37)‖ Bãi hôm tuôn dẫy nước triều mênh mông. (Chinh Phụ Ngâm, c. 140). rẫy.
dậy 𠰺
đgt. <từ cổ> vang, lưu tích trong chữ dậy dàng (ồn ào ầm ĩ) [Vương Lộc 1999: 47]. Ngâm sách “thằng chài” trong khuở ấy. Tiếng trào dậy khắp Thương Lang (Ngôn chí 9.8).
dỏi 唯 / 准
đgt. <từ cổ> vang, kêu. “dỏi: một mình ít dùng” [Paulus của 1895: 240], lưu tích còn trong dắng dỏi. Nguyệt mọc đầu non kình dỏi tiếng, khói tan mặt nước thẩn không lầu. (Ngôn chí 19.3)‖ (Thuật hứng 60.7)‖ (Tức sự 123.8).
dồi 錐
◎ Nôm: 搥 cv. 槌,鎚 (đôi). Đường vận ghi: “Chức truy thiết” (職追切), Tập Vận, vận hội, chính vận ghi: “Chu duy thiết, âm chuỳ” (朱惟切,𠀤音隹). Sách Thuyết Văn ghi : “đồ nhọn đầu” (銳器也). Sách Thích Danh ghi: “Chuỳ: sắc lẹm”. Sách Sử Ký ghi: “Thần như dùi để trong túi, vì sắc nhọn nên thò ra” (臣得如錐之處囊中,乃脫穎而出), sau dùng để ví với người có tài, dù có giấu nhưng rồi ai cũng biết. Chữ “chuỳ” dùng để trỏ “cái dùi” , vật dùng để đục, đào, khoét. thà lấy dùi sắc chém băm trong vóc này. (Phật Thuyết thế kỷ 12: 31b), chuỳ thố: có hiệu cái dùi (Chỉ Nam ngọc âm thế kỷ 17: 35a), lấy dùi lửa đóng thửa chân (truyền IV, thế kỷ 17: 24a), cướp hết thửa ruộng chưng chẳng còn chưng chút đất cắm dùi (truyền IV, thế kỷ 17: 19a). Chữ “dùi” thường được dịch chữ “trác” (đẽo), “ma trác: dùi mài” (磨琢鎚埋) [VV Kính: tr.20 ]. Sách Đại Học viết: Kinh Thi rằng: “trông kìa trên khuỷu sông kỳ, bờ tre mới mọc xanh rì thướt tha. Có người quân tử tài ba, như lo cắt dũa để mà lập thân. Dồi mài dốc chí siêng cần. Xem người thận trọng thêm phần nghiêm trang. Hiển vinh danh tiếng rỡ ràng, có vua văn nhã hiên ngang đây rồi. Rốt cùng dân chẳng quên người”. - Tạ Quang Phát dịch (瞻彼淇澳,菉竹猗猗。有斐君子,如切如磋,如琢如磨。瑟兮僩兮,赫兮喧兮。有斐君子,終不可諠兮). Chu Tử chú rằng: “như thiết như tha là đạo học vậy; như trác như ma là tự tu vậy; sắt hề huyến hề là kính sợ vậy; hách hề huyên hề là uy nghi vậy; hữu phỉ quân tử, chung bất khả huyên hề là đạo thịnh đức chí thiện, dân chẳng bao giờ quên”. Người xưa thường dùng chữ “dùi mài” / “dồi mài” trong ngữ cảnh này để nói chuyện “học tập, tu dưỡng đạo đức”, ví dụ: chỉn xá tua một sức dồi mài (Cư Trần Lạc Đạo Phú thế kỷ 13 24), tháng tháng dồi mài đá ắt mòn (Hồng Đức, thế kỷ 15: 23b), một rèm một án, dùi mài mấy thu (hoa tiên thế kỷ 19: 9b). ngẩn ngơ trăm mối, dùi mài một thân kiều. Như vậy, có thể thấy quá trình chuyển nghĩa như sau: dùi (dt. cái đục) > dùi (đgt.: đục) > dùi mài/ dồi mài (tu dưỡng, làm cho đẹp ở bên trong, tu dưỡng, bồi đắp, lưu tích còn trong chữ trau dồi, dồi mài) > dồi mài, dồi (làm cho đẹp ở bên ngoài), như dồi phấn. dồi điểm mặt đào cùng má hồng (Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục: 48) ‖ tính trang: dồi điểm (Chỉ Nam ngọc âm, 15)‖ đè chừng nghĩ tiếng tiểu đòi, nghiêng bình phấn mốc mà dồi má nheo (cung oán ngâm khúc, c. 280). “giồi: trau tria làm cho trơn láng…giồi phấn: lấy phấn mà thoa chà trong da mặt cho trắng; đánh phấn, làm tốt.” [Paulus của 1895: 380]. pb từ đồng âm khác nghĩa dồi - nhồi. “Dồi: nhồi cho đầy.” [Rhodes 1651 tb1994: 76]. Còn có âm đọc là dùi (AHV: truỳ).
đgt. <từ cổ> (đen, bóng) làm cho tươi tốt từ trong ra ngoài. Huống lại vườn còn hoa trúc cũ, dồi thức tốt lạ mười phân. (Tích cảnh thi 211.4). Câu này trỏ cảnh hoa và trúc đến mùa xuân đều đẩy nhựa sống từ rễ lên cành. ấy là đều bởi dung dưỡng theo đạo tự nhiên theo “lệnh đông quân”. Câu này hàm ý trỏ người quân tử tu dưỡng đạo đức thuận theo sự vận hành của vũ trụ.
dợ 𬘂
◎ (thanh phù dự).
dt. <từ cổ> dây, lưu tích trong từ dây dợ, dây nhợ. “nhợ: chỉ gai xe nhỏ, người ta hay dùng mà chằm lưới. Nhợ gai: nhợ bằng vỏ gai. Đánh nhợ, xe nhợ: làm ra dây nhợ. Nói có dây có nhợ: nói dai quá, nói như đánh dây” [Paulus của 1895: 748]. đầu dây mối dợ (Tng.). Dợ đứt khôn cầm bà ngựa dữ, quan cao nào đến dạng người ngây. (Bảo kính 137.3). Sách Thượng Thư có ghi bài Ngũ tử chi ca rằng: “vua cha ta dạy, dân khá gần, chớ coi nhẹ, dân là gốc nước. Ta thấy ngu phu ngu phụ trong thiên hạ thảy đều hơn ta, nhỡ có ai đôi ba lần thiệt thòi, thì há cái lầm lỡ ấy có được làm sáng rõ ra chăng? ta nay đến với muôn dân, phải răn dè như giong sáu ngựa bằng sợi cương mục nát. Làm vua sao có thể không cẩn thận cho được!” (皇祖有訓,民可近,不可下,民惟邦本,本固邦寧。予視天下愚夫愚婦一能勝予,一人三失,怨豈在明,不見是圖。予臨兆民,懍乎若朽索之馭六馬,為人上者,奈何不敬). Dợ nọ có dùi nào có đứt, cây kia toan đắn lại toan đo. (Bảo kính 176.3), từ câu tục ngữ: già néo đứt dây. nhợ.
dụt 突
tt. <từ cổ> ngại, e, lưu tích còn trong dụt dè, dút dát. Dụt xông biếng tới áng can qua, địch lều ta dưỡng tính ta (Ngôn chí 18.1). nhụt, đụt.
em 㛪
◎ Ss đối ứng eng (trẻ nhỏ) [HTA 2003: 159], un³ (nguồn), un³ (Mường bi), ciê (Chứt), se:m (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 237], un (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 219], tiếng Việt còn lưu tích em úm. Như vậy, em là từ gốc tày, hai hình thái còn lại trong tiếng Chứt và Vân Kiều là gốc Nam Á.
dt. vai vế trong quan hệ với huynh trưởng. Bạn tác dể duôi đà phải chịu, anh em trách lóc ấy khôn từ. (Bảo kính 180.6). x. tam.
góc 角
◎ Nôm: 谷 AHV: giác, lưu tích trong tam giác, tứ giác. Âm HTC: *krok (Baxter), *kruk (Lý Phương Quế), lưu tích thuỷ âm kép còn trong từ song tiết hoá: 角落 (Giác lạc). AHV: giác.
dt. HVVD mé rìa (của một không gian). Góc thành nam, lều một căn, no nước uống, thiếu cơm ăn. (Thủ vĩ ngâm 1.1, 1.8). Tiếng Hán chỉ dùng góc cửa (門角), góc tường (墙角).
gấp 急
◎ Đọc âm HHV [NN San 2003b: 196]. AHV: cấp.
tt. mau, nhanh, vội, từ này đang có xu hướng trở thành từ cổ, đang bị vội, mau thay thế, hiện chỉ còn dùng độc lập trong phanh gấp, và lưu tích trong gấp gáp (< gấp gấp). (Ngôn chí 5.4)‖ (Tự thán 93.5)‖ Ngẫm gấp thắm thì phai lại gấp, yêu nhau chẳng đã đạo thường thường. (Bảo kính 147.7), phàm nhuộm mà ngâm màu vội thì màu sẽ không bền, sẽ mau phai; giao thiệp với nhau chưa biết rõ mà đã vội thắm thiết thì rồi cũng mau phai lạt [ĐDA: 794]. càng thắm thì càng chóng phai, thoang thoảng hoa nhài lại đượm thơm lâu. cd cn yêu nhau lắm cắn nhau đau. Thng (Bảo kính 147.7, 151.3)‖ (Nhạn trận 249.6).
hèn 閑
◎ pb nhàn. “閑” có âm phiên thiết đời Đường là “hàn”, cứ liệu: “hộ nhàn thiết” (戸閒切) (Đường vận) hoặc “hà nhàn thiết” (vận hội).
tt. <từ cổ> kém cỏi, không đáng gì. Bảy tám mươi bằng một bát tay, người sinh ở thế mới hèn thay. (Trần tình 45.2) (Tự thán 94.4).
tt. <từ cổ> nghèo, trái với phú; có địa vị thấp kém, trái với quý, lưu tích còn trong nghèo hèn, dịch chữ bần tiện. Lấy biêu phú quý đổi biêu hèn, có kẻ thì chê có kẻ khen. (Tức sự 124.1). (Thuật hứng 46.4). Kẻ dân hèn đều làm binh ← 甿隸皆兵 (TKML i 4b6), dân hèn dịch chữ manh lệ (dân đen), Thiếp hèn ở bên trời hãy còn có chưng lòng muông ngựa ← 天涯孽妾尚有犬馬之情 (TKML ii 11a3), thiếp hèn dịch chữ nghiệt thiếp (người thiếp có địa vị thấp kém).
tt. <từ cổ> sơ sài, thấp và nhỏ. Lều hèn vô sự ấy lâu đài, nằm ở chăng từng khuất nhiễu ai. (Tự thán 48.1). đng tiện (trong lều tiện).
hóc 曲
AHV: khúc. Tương ứng h- kh: hang (hốc) ~ khanh 坑 (hang), (hắt) hủi ~ (trừ) khử 去, hiếm (hoi) ~ khiếm 欠 (= thiếu), hổng ~ khổng 孔 (= lỗ hổng). Tương ứng ơi ~ i, dời ~ di 移, lơi / rời ~ ly 離, (thổ-) ngơi ~ nghi 宜, gởi ~ 寄, (ca-) ngợi ~ nghị 議 [Huệ Thiên 2006].
tt. <từ cổ> gập ghềnh, không suôn sẻ; lưu tích còn trong hiểm hóc (hiểm trở và khúc khuỷu). Chí cũ ta liều nhiều sự hóc, người xưa sử chép thảy ai còn. (Thuật hứng 49.3). x. hiểm hóc.
hổ 虎
đgt. tt. <từ cổ> thẹn, lưu tích trong xấu hổ, hổ hang. “Hổ: erubescere.” [Taberd 1838: 200].Lòng tiện soi dầu nhật nguyệt, thề xưa hổ có giang san. (Thuật hứng 63.6)‖ (Tự thán 75.2, 94.3)‖ (Bảo kính 159.8, 180.1).
hột 核
◎ Nôm: 紇 AHV: hạch, âm HTC: guud (phan ngộ vân, Trịnh Trương Thượng Phương), gut (Baxter). Ss đối ứng hot (27 thổ ngữ Mường), ok (2 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 226]. hột / hạt là từ gốc Hán đọc theo âm THV, óc là từ gốc Mường, có thể lưu tích còn trong từ óc chó (hạt hồ đào) [x. ĐT Lợi 2009: 896].
dt. hạt. Cành khô gấp bấy nay nên củi, Hột chín phơi chừ rắp để bình. (Bảo kính 151.4).
khuây 虧 / 𧇊
◎ Nôm: 亏 AHV: khuy.
đgt. <từ cổ> giảm, nguôi, từ hiện đang dần ít dùng, lưu tích còn trong khuây khỏa. (Mạn thuật 25.6)‖ Đường thông khuở chống một cày, Sự thế bao nhiêu vuỗn đã khuây. (Mạn thuật 28.2).
đgt. <từ cổ> quên, biến âm trong quên khuấy. Có chẳng có tài dùng chẳng đến, mựa rằng thánh đức có nơi khuây. (Bảo kính 137.8, 151.8).
khác 恪
◎ Ss đối kʼak (30 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 230].
tt. không giống với, không như nhau. Lòng người tựa mặt ai ai khác, sự thế bằng cờ, bước bước nghèo. (Mạn thuật 32.5)‖ (Tự thán 76.1)‖ (Tự thuật 122.8)‖ (Bảo kính 138.1)‖ (Cúc 217.2)‖ (Trúc thi 222.4, 223.1).
tt. sau (thuộc tương lai), trái với này (thuộc hiện tại). (Mạn thuật 34.8)‖ (Bảo kính 141.5)‖ Ngày khác hay đâu còn việc khác, tiết lành mựa nỡ để cho qua. (Quy Côn Sơn 189.7).
tt. trái với bản thân mình, tức tha nhân. Xuân qua còn bảo con đòi cuốc, hạ đến đà cho kẻ khác cày. (Bảo kính cảnh giới 177.4)
tt. <từ cổ> lạ lùng, lưu tích còn trong khác lạ. Trên cây khác ngỡ hồn Cô Dịch, đáy nước nghi là mặt Thái Chân (mai 214.3)‖ (Lão mai 215.3)
kém 歉
◎ Nôm: 劔 / 劍 歉 “khiểm: ăn không no” (歉,食不满) [Thuyết Văn], lưu tích còn trong từ đói kém. chữ 嗛 (khiếm) nghĩa là “mất mùa”. Chữ 欠 (khiếm) nghĩa là “không đủ, thiếu”. Chữ 減 (giảm, x. keo) nghĩa là “kém đi, sút đi, không bằng”. 慊 (hiềm, thanh phù kiêm) nghĩa là “nghèo” (慊,貧也) [Quảng Nhã], từ đó cho động từ “hiềm” (ganh ghét vì kém hơn người) thông với 嫌. Có chuỗi đồng nguyên trong tiếng Hán là 歉 = 欠 = 嗛 = 減 = 慊 = 嫌 [bổ sung cho Vương Lực 1982: 624- 625]. Tiếng Việt còn bảo lưu âm khem trong kiêng khem, hèm trong tên hèm. Từ chuỗi đồng nguyên trong tiếng Hán, có chuỗi đồng nguyên trong tiếng Việt kém - giảm - khem- hèm. Ss đối ứng kɛm (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 229]. Như vậy, kém là từ hán Việt-Mường.
tt. yếu, không giỏi. (Ngôn chí 6.2)‖ Người cười rằng kém tài lương đống, thửa việc điều canh bội mấy phần. (mai 214.7).
tt. ít, không nhiều. Tài lẹt lạt nhiều, nên kém bạn, người mòn mỏi hết, phúc còn ta. (Ngôn chí 8.5)‖ (Bảo kính 163.3).
tt. thua, không bằng. Ngỡ ốc nhượng khiêm là mỹ đức, đôi co ai dễ kém chi ai. (Tự thán 91.8)‖ (Bảo kính 184.2)‖ (Hoa mẫu đơn 233.2).
la đá 羅𥒥
dt. âm cổ của đá khi tiếng Việt vẫn còn tồn tại từ cận song tiết lata, lưu tích của âm này hiện còn trong một số tiếng dân tộc ở Việt Nam: lata² (Mày- Rục), ate² (Arem), tata² (Mã Liềng), tata² (Sách) [NV Tài 1976: 64]. Trần xuân ngọc lan căn cứ vào những cứ liệu trên và cứ liệu tiếng Mường (la tá, hay lá tá) để phiên âm [1978: 41-42]. la đá, theo An Chi, là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở từ ghi bằng chữ 石 mà âm Hán Việt hiện đại là thạch (= đá). la là một hình thái âm tiết hoá của yếu tố đầu tiên trong một tổ hợp phụ âm đầu cổ xưa, có thể là *r của chữ 石. Âm tiết này đã rụng đi vì sự tồn tại của tiền âm tiết không phù hợp với xu hướng đơn tiết hoá điển hình của tiếng Việt [An Chi 2006 t4: 296]. Tiếng Việt cổ từ thế kỷ XVII trở về trước vẫn còn từ này, như đã nêu. Lưu tích âm lata còn tồn tại trong tên vị thần đá là Lộ Đố Lộ Đá hiện đang được thờ ở một số địa phương như Tòng Củ (Hưng Yên) [ĐTB Tuyển 2001: 539-547], đây là biểu hiện của việc tín ngưỡng thờ đá đã bị hoà trộn với tín ngưỡng thờ các anh hùng và nhân vật lịch sử. Dấu người đi la đá mòn, đường hoa vướng vất trúc lòn. (Ngôn chí 21.1)‖ (Thuật hứng 54.1)‖ Chĩnh vàng chẳng tiếc danh thì tiếc, la đá hay mòn nghĩa chẳng mòn. (Tự thán 87.6). La đá tầng thang, đúc một hòn vẻn vẹn một hòn (Vịnh Hoa Yên tự )‖ Ơn nặng bằng núi đất, núi la đá. (Phật Thuyết 41b)‖ Vũ bạc thực mưa la đá (Tuệ Tĩnh- nam dược) ‖ Hoặc là nâng chưng dưới hòn la đá trong nơi chốn dưới núi ôc-tiêu (Tuệ Tĩnh- thiền tông 22b). x. đá.
lanh tranh 令挣
◎ Phiên khác: lanh chanh (ĐDA, BVN, VVK, MQL). Nay theo TVG. Phiên “chanh” chỉ là theo chính tả từ cuối thế kỷ XIX về sau, do hiện tượng xoá nhãn của ch- và tr-. Phiên tr- sẽ thấy được dấu vết ngữ âm và Từ Nguyên của ngữ tố này. ở thế kỷ XIX còn biến thể đảo âm như Paulus của (1895) ghi “chanh ranh”. Có thể tái lập từ láy này là tlanh tlanh. Các thuỷ âm l-, r- và tr- cho phép tái lập như vậy. Từ láy này có một ngữ tố gốc đó là tlanh, tức một dạng Việt hoá của “tranh” Hán Việt (爭), mà lưu tích của nó còn trong chữ “tranh giành” hiện nay. Cuối thế kỷ XIX, “lanh tranh/ chanh ranh” đã được khu biệt nghĩa, trỏ thói tranh giành của trẻ con.
đgt. <từ cổ> bon chen, tranh giành, “lanh tranh: chanh ranh, không nền nết, như con nít”[Paulus của 1895: 544]. Những màng lẩn quất vườn lan cúc, ắt ngại lanh tranh áng mận đào. (Thuật hứng 52.6).
leo 撩
◎ (liêu). Kiểu tái lập: *kleo. *kleo > rụng [k-]> leo. *kleo >hoà đúc> trèo. Lưu tích còn trong leo trèo. cách cấu tạo này cũng giống như các chữ lem nhem, lệt sệt., trong đó mỗi âm tiết là một kiểu lưu tích ngữ âm của cùng một nguyên từ.
đgt. trèo. Hơn chó được ngồi khi diện bếp, tiếc hùm chẳng bảo chước leo cây. (Miêu 251.4).
luống 𨻫
tt. <từ cổ> uổng, phí, lưu tích còn trong “luống công” [Taberd 1838: 286], tiếng Việt hiện còn từ “luống tuổi”. Má đào phai hết bởi xuân qua, nẻo lại đâm thì liền luống hoa. (Đào hoa thi 231.2). Câu này ý nói, xuân đã qua rồi, nếu đào vẫn còn ra hoa nữa thì sẽ trở thành hoa muộn, không đẹp nữa, không còn ý nghĩa gì nữa. (chuyển ý ĐDA).
p. <từ cổ> suông, không [Paulus của 1895: 604]. Ngồi coi tháng lọn lẫn ngày qua, luống phụ triều đình, luống phụ nhà. (Tự thán 94.2). Mối quan hệ luống- suông.
p. <từ cổ> những là, từ đệm, “luống những” [Taberd 1838: 286], “từ chỉ mức độ nhiều, không chỉ một lần mà luôn luôn, thường xuyên” [Vương Lộc 2001: 102]. Trong mắt những mừng ơn bậu bạn, trên đầu luống đội đức triều đình. (Tự thán 99.4, 100.3)‖ (Bảo kính 157.1, 165.2)‖ (Tích cảnh thi 202.2, 204.1).
lác 落
tt. <từ cổ> lưu tích còn trong lác đác. Tráu cúc thu vàng nảy lác, sân mai tuyết bạc che đều. (Bảo kính 164.3).
lú 屡
◎ Phiên khác: cũ (TVG), lủ: lủ khủ, lụ khụ (ĐDA), lủ: như lú (BVN), lụ (VVK). Nay theo Schneider.
tt. lãng trí, đầu óc chậm chạp. “lú: người kém trí phán đoán” [Rhodes 1651 tb1994], lưu tích trong lú lẫn, gà lú. Già hoà , tủi nhiều hành. (Tự thán 80.2). Công danh bịn rịn già , tạo hoá đong lừa trẻ chơi. (Tự thán 104.5).
lăm 林
đgt. định, toan, lưu tích còn trong chữ lăm le, lăm lăm, nhăm nhăm. Quân tử hãy lăm bền chí cũ, chẳng âu ngặt chẳng âu già (Ngôn chí 18.7).
lơ lửng 𪽮浪
◎ Phiên khác: lơ đãng (TVG), lơ lãng: vô tư lự, không biết lo xa (ĐDA), lơ lảng (PL).
đgt. tt. <từ cổ> chơi bời. “: giải trí. đi chơi lơ lửng. Cùng một nghĩa ” [Rhodes 1651 tb1994: 138], “lơ lửng: vacuus opere” [Taberd 1838: 269], lưu tích còn trong trai lơ. Xa hoa lơ lửng nhiều hay hết, hà tiện đâu đang ít hãy còn. (Huấn Nam Tử 192.3).
lưới thưới 𢅭𢄌
◎ Nôm: 䋥洒 AHV: lái sái. Sách Loại Thiên ghi: “Âm sư hãi thiết, si thượng thanh. Lái sái: áo rách.” (師駭切,篩上聲。𢅭𢄌,衣破也). Chữ sái còn cho âm đọc nữa là rưới trong từ rách rưới. Chữ lái sái còn để lại lưu tích trong từ lái xái hay lài xài “déchiré, déguenillé” [Bonet 1889: 333]. “lang thang lưới thưới: bộ rách rưới quá”[Paulus của 1895: 603], “lưới thưới: déguenillé” [Génibrel 1898]. Khảo dị: bản B ghi “rách rưới”. Phiên khác: lướt thướt (TVG), lái xái (ĐDA), rách rưới (Schneider), sếch sác: không chú nghĩa (BVN). Nay theo cách phiên của nhóm MQL, nhưng phân xuất nghĩa khác do ngữ cảnh, tạm xác định đây là nghĩa dẫn thân theo lối Việt dụng. x. la ỷ.
tt. HVVD <từ cổ> bộ giăng mắc phất phới, vẻ mậu thịnh. La ỷ lấy đâu chăng lưới thưới, hùng ngư khôn kiếm phải thèm thuồng. (Thuật hứng 68.3). lái xái, lái sái, lưới sưới, lưới rưới, lài xài.
lạ 邏
tt. trái với quen. Khách lạ đến ngàn hoa chửa rụng, câu mầu ngâm dạ nguyệt càng cao. (Thuật hứng 52.3)‖ Khách hiền nào quản quen cùng lạ, cơm đói nài chi hẩm lẫn khê. (Bảo kính 141.3).
tt. <từ cổ> đẹp, dịch chữ kỳ 奇 trong sơn kỳ thuỷ tú 山奇水秀 (nước non đẹp đẽ). Chữ lạ là một sản phẩm của quá trình dịch đối âm tiết. Bởi chữ kỳ vốn có nghĩa cơ bản nhất là “lạ” (khác lạ), lưu tích còn thấy trong từ kỳ lạ. Người xưa hay quen dùng âm “lạ” này để dịch cho nghĩa “đẹp” của chữ kỳ rồi sau nữa, do dùng nhiều thành quen, chữ “lạ” còn được dùng để dịch cho chữ mỹ, hảo. thơ nôm Nguyễn Trãi phần lớn chữ “lạ” dùng với nghĩa “đẹp” (khi đề cập đến người và cảnh sắc) và “tươi tốt” (khi tả cây cối, x. nghĩa③), chỉ có hai lần dùng với nghĩa “khác lạ”. Cảnh lạ đêm thanh. (Ngôn chí 19.2)‖ (Trần tình 42.2)‖ Non lạ nước thanh. (Thuật hứng 54.3)‖ Thương cảnh vì nhân cảnh hữu tình, huống chi người lạ cảnh hoà thanh. (Tích cảnh thi 207.2), người lạ dịch chữ mỹ nhân 美人. “chữ lạ trong thơ Nguyễn Trãi và thơ ca đương thời rất thường dùng với nghĩa khác ngày nay, chỉ sự tươi đẹp về hình thức. Nó là kỳ chứ không là dị trong hán tự. Còn hữu tình thì bao giờ cũng đa nghĩa. Hà cớ chi nàng điểm bích trong thiền uyển tập anh khi đổ cho nhà sư Huyền Quang gạ gẫm cái chuyện ấy lại viết rất phúng dụ: người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ, mầu thích ca nào thủa hữu tình. Cũng là lạ với hữu tình ấy cả thôi làm cho Nguyễn Trãi thật rối lòng.” [NH Vĩ 2009].
tt. tươi tốt, dẫn thân từ nghĩa② . (Cúc 216.2)‖ (Trúc thi 223.3)‖ Từ bén hơi xuân tốt lại thêm, đầy buồng lạ màu thâu đêm. (Ba tiêu 236.2)‖ (Mộc cận 237.4). x. tốt lạ.
lạt 辣
◎ (AHV: lạt). Kiểu tái lập: *mlạt. *mlạt > rụng [m-] > lạt, *mlạt >hoà đúc > nhạt, *mlạt > rụng [-l-]> mạt (khinh mạt). [NN San 2004: 72]. Rượu mlạt. Hèn mlạt  [Rhodes 1651 tb1994: 150], “blat: insulsus. cuoi blat vel nhat: insulsè ridere” [Morrone 1838: 200]. Lưu tích còn trong tiếng Việt thế kỷ XIX: “nói mạt: nhiếc móc, nói bỏ xó, chê dể. chê mạt. Id.” [Paulus của 1895: 635], nghĩa này còn phảng phất thấy trong chữ cười nhạt. Ss đối ứng lac, lat (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 234].
tt. nhạt, trái với mặn. Chông gai nhẻ đường danh lợi, mặn lạt no mùi thế tình (Tự thán 80.4).
tt. nhạt, sơ sài dịch chữ đạm (đạm bạc). Quân tử nước giao, âu những lạt, hiền nhân rượu thết, lọ là nồng! (Bảo kính 178.5): dịch câu quân tử chi giao đạm nhược thuỷ 君子之交淡若水 (sự giao đãi của quân tử với nhau vốn nhạt như nước [nhưng lại vững bền]) (Trư 252.5).
đgt. coi thường, lưu tích còn trong khinh lạt, khinh mạt. Thu đến cây nào chẳng lạ lùng, một mình lạt khuở ba đông. (Tùng 218.2), dịch chữ lăng hàn 凌寒 (coi thường cái rét).
lầm nhơ 淋洳
◎ Phiên khác: lấm nhơ (BVN). Xét, lấmlầm đều là các đồng nguyên tự, đều là danh từ trỏ “bùn”, lưu tích còn trong lầm than, lấm láp, lấm tấm [Taberd 1838: 251]. Sau, lấm chuyển dần sang làm động từ hoặc tính từ, như lấm tay, lấm chân [Taberd 1838: 251].
dt. bùn bẩn. Lầm nhơ chẳng bén, tốt hoà thanh, quân tử kham khuôn được thửa danh. (Liên hoa 243.1), dịch câu xuất ư nê nhi bất nhiễm 出淤泥而不染 trong ái liên thuyết của Chu Đôn Di.
lần 吝
đgt. <từ cổ> dò, mò, lưu tích cong trong lần mò, lần hồi. Cuộc lần cờ thấp tan ngày diễn, bếp thắng chè thô cổi khuở âu. (Bảo kính 154.5, 165.1, 167.4, 169.3).
lẩn 吝
đgt. ẩn, nấp, trốn, lưu tích còn trong lẩn quẩn/ luẩn quẩn, lẩn = trốn. Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn, ủ ấp cùng ta làm cái con. (Ngôn chí 21.7)‖ (Tự thán 95.7)‖ (Bảo kính 160.7).
lặt 󰭾
◎ (cự 巨+ phiêu 票) viết nhầm từ 票巨 (cự 巨+ lật 栗). Chữ cự báo hiệu đọc chỉnh tổ hợp phụ âm đầu. Kiểu tái lập: *klặt. Thế kỷ XVII: *mlặt hoặc *mnhặt. [Rhodes 1651 tb1994: 149], lưu tích: nhặt nhạnh, lượm lặt = lượm nhặt. Có thuyết cho là nhầm từ chữ 禀巨 (巨 cự +禀 lẫm), đọc là lượm, tái lập là *klam. [NQH 2008: 2=uy nhiên, việc nhầm từ 栗 sang 票 diễn ra có hệ thống trong văn bản. Gaston tái lập là *klặt [1967: 43, 62: x. TT Dương 2012a]. x. sắt, trật, sầm. Như vậy, lượm/ liễm là từ gốc Hán, lặt/ nhặt là từ gốc Việt
đgt. dùng ngón tay nhấc lên. Lặt hoa tàn, xem ngọc rụng, soi nguyệt xủ, kẻo đèn khêu. (Tự thán 105.5).
lẹt lạt 劣辣
tt. <từ cổ> thấp kém. lẹt (劣) gốc Hán [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 368], lạt gốc Việt, lưu tích trong hèn mạt/ hèn lạt (hèn = lạt = kém).x. mạt. Tài lẹt lạt nhiều, nên kém bạn, người mòn mỏi hết, phúc còn ta. (Ngôn chí 8.5).
lẽ 礼 / 󰭺
k. <từ cổ> ví thử, lưu tích còn trong các từ nhẽ ra, lẽ ra. Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, dân chàu đủ khắp đòi phương. (Bảo kính 170.7)‖ Lẽ có chim bay cùng cá dảy, mới hay kìa nước nọ hư không. (Thuỷ thiên nhất sắc 213.7).
lề 例
AHV: lệ.
dt. thói, lưu tích: lề lối (quy tắc thanh luật), lề thói. Bá di người rặng thanh là thú, Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề. (Thuật hứng 48.6)‖ (Tự thán 88.6)‖ (Bảo kính 141.8, 144.7). Thng đất lề quê thói.
đgt. <từ cổ> làm theo lệ theo thói cũ. Song viết hằng lề phiến sách cũ, hôm dao đủ bữa bát cơm xoa. (Ngôn chí 18.3)‖ (Bảo kính 139.2): hằng lề dịch chữ thường lệ.
lọn 𫤍
◎ {toàn 全+ luận 論}, đây là chữ Nôm hậu kỳ, nhưng vẫn bảo lưu thanh phù 論. Kiểu tái lập: *blọn. Thế kỷ XII, ghi 婆論 bà- lọn, trăm thần bà- lọn no < 百神全備 (Phật Thuyết 10b9). *blọn > rụng [b-]> lọn (lưu tích còn trong lọn nghĩa). *blọn > trọn (trong trọn vẹn). “blọn: nguyên vẹn. Giữ đạo cho blọn blọn đời” [Rhodes 1651 tb1994: 41; xem TT Dương 2013b].
tt. <từ cổ> vẹn, trọn, suốt, hết. Lọn khuở đông, hằng nhờ bếp, suốt mùa hè, kẻo đắp chăn. (Trần tình 38.3)‖ (Thuật hứng 53.6, 58.1)‖ (Tự thán 94.1, 109.1)‖ (Trừ tịch 194.1)‖ (Cúc 216.7). pb lụn, lòn.
lọt 律
◎ Kiểu tái lập: *blọt. *blọt > rụng [b-] > lọt (xuyên qua, đến). *blọt > hoà đúc > trót (qua, suốt một quãng thời gian), lưu tích còn trong từ trót lọt. “blót: nguyên vẹn, trót. blót ngày: một ngày nguyên vẹn. nói blót mlời: nói nguyên vẹn câu chuyện cho đến hết” [Rhodes 1651 tb1994: 41]. đã tu tu trót qua thì thì thôi. (kiều 64), đi tu cho trót đi tu. (ca 13), tu cho trót kiếp bụi hồng. (ca 13). Chữ lọt giữ nghĩa gốc, còn chữ trót chuyển sang nghĩa “đành chịu cứ để sự việc như vậy cho đến hết”. trót vì tay đã nhúng tràm. (kiều 30).
đgt. (tiếng, mùi) xuyên qua (khoảng không). Ghé cửa đêm chờ hương quế lọt, quét hiên ngày lệ bóng hoa tàn. (Bảo kính 160.3)‖ Lọt tin. (Tảo xuân 193.4).
đgt. <từ cổ> đến. Chân chăng lọt đến cửa vương hầu, ấy tuổi nào thay đã bạc đầu. (Mạn thuật 30.1).
lỗi 纇
◎ Nôm: 磊 lỗi nghĩa gốc là mấu tơ, đốt tơ chỗ sợi tơ bị thắt nút, khiến sợi tơ ấy không dùng được nữa, lưu tích hiện còn trong từ rối của tiếng Việt. Sách Thuyết Văn ghi: “Lỗi: là cái đốt của sợi tơ.” (纇, 絲節也). Sách Thông Tục Văn ghi: “Tơ mà nhiều đốt thì gọi là lỗi.” (多節曰纇 đa tiết viết lỗi). Lại có câu “Như ngọc có vết, như tơ có lỗi.” (如玉之有瑕,絲之有纇 như ngọc chi hữu hà, ti chi hữu lỗi). Sau lỗi trỏ tì vết khuyết điểm của các sự vật nói chung, ví dụ: la ẩn  trong Sàm thư  phần Tạp thuyết có câu rằng: “Ngọc khuê ngọc bích, dù tì vết nhỏ li ti, người ta tất cũng nhìn ra.” (然珪璧者,雖絲粟玷纇, 人必見之 nhiên khuê bích giả, tuy ti túc điếm lỗi, nhân tất kiến chi). Sau cùng, lỗi 纇 trỏ nghĩa: sai, thực hiện không đúng.
tt. <từ cổ> không đúng, không theo chính đạo. Đạo quân thân nhẫn dầu ai lỗi, hổ xanh xanh ở trốc đầu. (Bảo kính 159.7). Lỗi còn có âm THVrối.
tt. <từ cổ> nhầm, lầm, lưu tích còn trong lỗi lầm. Lỗi hoà đàn, tinh Bắc Đẩu, lang một điểm, thuỵ Liêu Đông. (Trư 252.3).
lội 沫
◎ (sic) < 洡. Ss đối ứng loj (6 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 181].
đgt. <từ cổ> bơi, lưu tích còn trong từ bơi lội, ngày nay lội chỉ dùng trong cụm “lội nước”. (Mạn thuật 29.3)‖ Đìa thanh, cá lội, in vầng nguyệt, cây tịnh, chim về, rợp bóng xuân. (Bảo kính 165.5).
lụn 論
◎ Phiên khác: lọn (TVG, ĐDA), lụi (BVN). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> hết, biến âm phái nghĩa từ chữ lọn (trọn). “lun mat bloi, lun trang: ad occasum solis, lunæ” [Morrone 1838: 280]. “lụn năm: trọn năm, trót năm… tim lụn: (dầu hao): tim cháy hết, hết tim”. [Paulus của 1895: 600], lưu tích trong từ lụn bại. Chim kêu hoa nở, ngày xuân tịnh, hương lụn cờ tàn, tiệc khách thôi (Ngôn chí 2.6). x. lọn.
mà 麻
lt. biểu thị mục đích, lưu tích trong để mà. (Trần tình 44.1)‖ Chỉn sá lui thủ phận, lại tu thân khác, mặc “thi thư”. (Mạn thuật 34.7)‖ (Bảo kính 152.2, 162.2).
lt. Như nếu, lưu tích trong nếu mà. Lòng chẳng mắc tham là của báu, người hết luỵ ấy thân tiên (Tự thán 74.6).
lt. Nhưng, trái lại. Toan từ gặp tiết lương thần, thiếu một hai no chín tuần. (Vãn xuân 195.2). Họ phùng thì chuộng thông họ từ thì giữ lễ. (TKML i 15b).
mô 謨
pt. không. Nam Đường thư ghi: “Người Việt không tin, chưa thể tiến nhanh.” (越人謨信, 未可速進). Xét, - - mựa - phủ đều là các đồng nguyên tự.
pt. <từ cổ> đâu, đâu có, đâu nào, lưu tích còn trong Phng. Nghệ An [TH Thung 1997: 156]. Chân tay dầu đứt bề khôn nối, xống áo chăng còn dễ xin. (Bảo kính 142.5).
mẽ 󱫣
◎ Kiểu tái lập: *kmẽ. “mẽ”, “mã” và “vẻ” là các đồng nguyên tự. “mẽ” còn lưu tích trong “khoe mẽ”. khng. còn nói: “chỉ được cái mẽ bề ngoài” hoặc “chỉ được cái mã”, “làm mầu làm mè”, “làm dáng làm vẻ”. “khoe mẽ” gần với “tỏ vẻ”. Mối quan hệ v-/ m- là điều đã được chứng minh. Phiên khác: mẩy (TVG), mẻ: hồi chuông (ĐDA), mỉa: giống (PL).
dt. vẻ. Phồn hoa một đoạn tỉnh mơ, mẽ chuông tàn cảnh sất sơ. (Tự thán 108.2). Nhà thơ Khuất Nguyên trong bài Bốc cư có câu: “chuông vàng bỏ nát, nồi đất vang rền. Đám nịnh nghễu nghện, người hiền bặt tên.” (黃鐘毀棄,瓦釜雷鳴. 讒人高張;賢士無名). Câu này hàm ý người tài trí thì bị chịu tội, còn những kẻ bất tài thì được ân sủng. pb mỉa.
mếch 覔
◎ Kiểu tái lập: *mlếch. *mlếch > mếch (trong chếch mếch), *mlếch > lệch, *mlếch > nhếch (nhếch mép: cười lệch một bên mép).
tt. <từ cổ> lệch, lưu tích còn trong từ chếch mếch , “thiên trọng, trọng riêng” [ĐDA]. Taberd, Génibrel 1898 , “faveur paticulière” (biệt đãi) [Schneilder 1987]. Tiên Bô kết đã bấy thu chầy, ngẫm ngọt dường bằng mếch trọng thay. (Mai thi 225.2), mếch trọng dịch chữ thiên ái 偏愛.
ngay 𦖑
◎ (sic) <𣦍.
tt. <từ cổ> thẳng thắn, chính trực, lưu tích còn trong từ ngay thẳng. (Mạn thuật 25.8)‖ Cưu một lòng ngay khác chúng ngươi, ở chưng trần thế mấy phen cười. (Bảo kính 138.1, 141.2, 172.8, 184.4).
nghèo 堯
◎ Nôm: 嶤 / 𠨪
tt. <từ cổ> cao, xa. Sách Thuyết Văn ghi: “Nghiêu: cao, chữ 垚 ở trên bộ ngột, trỏ vừa cao vừa xa”(高也。从垚,在兀上。高遠也). Sách Bạch Hổ Thông ghi: “Nghiêu: còn viết là 嶢. Nghiêu nghiêu 嶢嶢: dáng cực cao” (堯猶嶢也。嶢嶢,至高貌). Tử tái đường nghèo lòng mựa ngây. (Nhạn trận 249.8).
tt. HVVD <từ cổ> nguy hiểm, lưu tích trong từ hiểm nghèo, ngoằn nghèo (ngoèo), ngặt nghèo, bệnh nghèo, nghèo nàn, thì nghèo [Taberd 1838: 339]. Lòng người tựa mặt ai ai khác, sự thế bằng cờ, bước bước nghèo. (Mạn thuật 32.6)‖ (Thuật hứng 46.5)‖ (Bảo kính 131.6, 144.8).
nghé 兒
◎ Nôm: 𤚇 Đối ứng nh- ng-, còn thấy bảo lưu trong các chữ Hán có AHVnghê như: 倪 (trẻ con, lưu tích trong ngô nghê), 猊 (con sư tử = con nghê), 霓 (cầu vồng), 鯢 (cá kình cái, trong kình nghê), 麑 (hươu non). Ss đối ứng tlu kɔn (10 thổ ngữ Mường), ŋε (8 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 248]. Như vậy, “nghé” là gốc Hán, “trâu con” gốc Việt-Mường. Chỉ có “nghé” là danh từ.
dt. con trâu con. Xét, các loài vật nhỏ thường dùng chữ “nhi”, như ngựa non là nhi mã, mèo con là nhi miêu, trâu con là nhi ngưu. Ví dụ quan trung tấu nghị của Dương Nhất Thanh có câu: “còn 140 con nghé, 12 con lừa” (存兒牛百四隻驢一十二頭 tồn nhi ngưu bách tứ chích, lư nhất thập nhị đầu). “đồng độc: trâu nghé hiệu là trâu con” (CNNA 55b). Chúa ràn nẻo khỏi tan con nghé, hòn đất hầu lầm, mất cái chim. (Bảo kính 150.5), dịch từ câu sảy ràn tan nghé, sau có dị bản là sảy đàn tan nghé. x. ràn.
ngả 我
đgt. nghiêng xuống thấp, lưu tích còn trong ngả nghiêng. Tà dương bóng ngả khuở giang lâu, thế giới đông nên ngọc một bầu. (Ngôn chí 14.1)‖ Trường văn nằm ngả mấy thu dư, uổng tốn công nhàn biện “lỗ ngư” (Mạn thuật 34.1).
nhạn 雁 / 鴈
dt. loại chim giống thiên nga, cổ và cánh dài hơn, nhưng chân và đuôi lại ngắn hơn, lông màu tía nhạt, bơi giỏi và bay nhanh, lưu tích trong tiếng Việt: ngan. Khói trầm thuỷ quốc quyên phẳng, nhạn triện hư không gió thâu. (Ngôn chí 14.6)‖ x. thư nhạn (Tự thán 98.3).
nhặn 忍
◎ Phiên khác: nhẫn (TVG, ĐDA, PL).
tt. <từ cổ> ít, khuyết, hao, lưu tích còn trong nhiều nhặn (dịch chữ đa thiểu, nhiều < đa, nhặn < ít). Toan kể tư mùa có nguyệt, thu âu là nhặn một hai phần. (Thu nguyệt tuyệt cú 198.4).
nhặt 日
tt. <từ cổ> mau, dày. Mai chăng bẻ thương cành ngọc, trúc nhặt vun tiếc cháu rồng. (Thuật hứng 50.6).
tt. <từ cổ> nhiều, lắm. Cảnh cũ non quê nhặt chốc mòng, chiêm bao ngỡ đã đến trông. (Thuật hứng 51.1)‖ Liễu mềm rủ, nhặt đưa hương, hứng bện lầu thơ khách ngại rường. (Tích cảnh thi 206.1)‖ Bể học trường văn hằng nhặt bới, đường danh suối lợi, hiểm khôn tìm. (Bảo kính 150.3).
tt. <từ cổ> gấp, mau (tốc độ). “hơi thở nhặt: hơi thở thúc tới, hơi thở gấp” [Paulus của 1895: 739] Gió nhặt đưa qua trúc ổ, mây tuôn phủ rợp thư phòng. (Thuật hứng 51.5).
tt. <từ cổ> nghiêm, lưu tích còn trong nghiêm nhặt, theo luật đồng hoá tiến đọc thành nghiêm ngặt. “nhặt: nghiêm nghị… nghiêm nhặt: nghiêm gắt” [Paulus của 1895: 739]. Thu phát lệnh nghiêm hàng đỗ gấp, sương thanh bảng nhặt tiếng kêu chầy. (Nhạn trận 249.6), bảng nhặt: dịch chữ nghiêm bảng 嚴榜 (bảng hiệu lệnh nghiêm ngặt).
nhờn 閑
◎ Phiên khác: nhàn (TVG, ĐDA), hèn (Schneider, PL). Nay theo MQL.
đgt. <từ cổ> lờn, khinh, trái với trọng, lưu tích còn trong từ khinh nhờn/ khinh lờn (khinh = nhờn). Bởi quan đú đởn cho dân nó nhờn. (Lý Hạng ca dao 3). Nay, “nhờn” mang nghĩa “cư cử thân gần quá mức”, như câu: nhờn với chó chó liếm mặt. Chuộng thì nên ngõ, nhờn thì dái, trật chẳng hề âu, được chẳng mừng. (Bảo kính 161.3). Câu này ý nói, khi được ân sủng thì người đời thấy mình thông minh tài giỏi, đến lúc thất sủng thì họ lại thấy sợ hãi. Ý này hô ứng với câu đầu trong bài “yêu nhục nhiều phen vốn đã từng”. đng mạt, lạt.
nóc 耨
◎ Đối ứng nóc đốc. Ss nôm đôm [TXN Lan 1988], êm đềm êm nềm [NQ Hồng 1988], nọc độc, nệm đệm, nác đác (nước), nẫy đẫy (béo), nỗi đỗi [NN San 2003b: 186], nắm đấm, no đủ, nút đútSs đối ứng tɔk³ (Mường), kadɔk³ (Rục), kadɔk (Sách) [VĐ Nghiệu 2011: 62], nɔk (19 thổ ngữ Mường), dɔk (7 thổ ngữ), tɔk (1), rɔk (2) [NV Tài 2005: 254]. Kiểu tái lập cho proto Việt-Mường: *drɔp
dt. mái. nóc - đốc hiện còn lưu tích trong từ bít đốc (bịt nóc). Ngói bít đốc: ngói dùng để lợp bờ nóc, bờ dải trong kiến trúc cổ. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, thuyền chở yên hà nặng vạy then. (Thuật hứng 69.5).
nấn 赧
đgt. <từ cổ> lưu tích còn trong từ nấn ná, thế kỷ XV còn dùng độc lập Rừng Nho quãng, nấn ngàn im, hột cải tình cờ được mũi kim. (Bảo kính 150.1). Kham hạ Nghiêm Quang từ chẳng đến, Đồng Giang được nấn một đài câu. (Bảo kính 153.8). nán.
nằn 𱔪
đgt. <từ cổ> kỳ kèo, lưu tích còn trong nằn nì, “nằn nỉ: năn nỉ” [Paulus của 1895: 682]. Lộc trời cho đã có ngần, tua hay thửa phận, chớ còn nằn. (Bảo kính 175.2).
nết 湼
dt. <từ cổ> tính (dùng chung với cả nghĩa tích cực và tiêu cực), lưu tích còn trong từ tính nết, nết na. “tốt nết: tốt tính. xấu nết: tính hạn xấu xa, bòng chanh, không dè dặt. trắc nết: không biết giữ tiết hạnh, loã lồ, trống trải, vô liêm sỉ. nết giận: tính nóng nảy, cơn giận dữ. nết dữ: tính buông lung.” [Paulus của 1895: 691]. Kẻ có nết na chẳng nên ăn mặc hở hang [Morrone 1838: 257]. Nết người thanh. (Tự thán 86.4) ‖ Thế những cười ta rằng đứa thơ, dại hoà vụng nết lừ cừ. (Tự thán 90.2)‖ Hết kính hết thìn bề tiến thoái, mựa tham mựa dại nết anh hùng. (Tự giới 127.4)‖ (Bảo kính 148.6). Thng cái nết đánh chết cái đẹp.
nề 泥
◎ Nôm: 尼 Đọc âm THV. AHV: nê, nệ.
tt. <từ cổ> “câu chấp, quan ngại, lấy làm khó” [Paulus của 1895: 74], lưu tích còn trong từ nề hà. “ở chớ nề hay” học cổ nhân, lánh mình cho khỏi áng phong trần (Mạn thuật 29.1).
đgt. tt. lưu tích còn trong từ câu nệ, nệ cổ. Rừng thiền ắt thấy, nên đầm ấm. Đường thế nào nề, chẳng thấp cao (Thuật hứng 47.6). Xét chữ “nào nề” chuẩn đối với “ắt thấy”. Xét, một số bản phiên “nơi” là do chữ Nôm viết 尼.
nồng 濃
◎ Đọc âm PHV. AHV: nùng. Nguyên nghĩa là (sương móc) “dầm dề” xuất hiện đầu tiên trong Kinh Thi. Sau được dùng thông với 醲 từ trỏ độ rượu (đặc, đậm >< nhạt, trong nồng độ). Dẫn thân thành nghĩa “dày, đặc” (nùng mi: lông mi rậm, nùng yên: khói dày), chuyển sang nghĩa “diễm lệ, đẹp đẽ” lưu tích còn trong từ nồng nàn; lại chuyển nghĩa là “sâu” (nùng thuỵ: giấc nồng).
tt. (rượu, trà) đặc, trái với đạm, nhạt. Quân tử nước giao, âu những lạt, hiền nhân rượu thết, lọ là nồng! (Bảo kính cảnh giới 178.6).
tt. trọng hậu, nồng hậu. Già chơi dầu có của no dùng, chén rượu câu thơ ấy hứng nồng. (Thuật hứng 61.2).
tt. (giấc ngủ) sâu. Ấy còn cậy cục làm chi nữa, nẻo mộng chưa nồng, chẩm chửa toan. (Thuật hứng 63.8). Nguyên bản tại vị trí chữ mộng ghi là “骨”, các bản khác đều phiên là “cốt”. Đào duy anh phiên “Nếu cốt chưa nòng chẩm chửa toan”, giải thích rằng: “những cái gối (chẩm) để nằm nghỉ, nếu cốt của nó chưa nòng vào (chưa độn) thì chưa có thể tính đến (toan), chưa có thể gọi là cái gối được.” nhóm mai quốc liên phiên là “cốt” và hiểu cốt là cốt chẩm - xương ngang sau gáy, sau sọ, là chỗ thường gối vào đó. Cả câu hàm ý: một khi chưa có giấc mộng công hầu thì chưa toan tính chuyện mượn gối.” Schneider cho là “骨” nhầm từ chữ “mộng” (夢), phiên là “nếu mộng chưa nồng.” nay theo thuyết này. Xét, bài này đang nói về cuộc đời giống như giấc mộng Hoè An, danh thì như mây nổi, bạn cũ đều đã chết gần hết, chỉ còn lại lòng mình có nhật nguyệt thấu, tráng chí non sông cũng đã lỡ làng, nhìn lại tự thấy thẹn với mình, thẹn với giang san, thế thì cuộc đời còn phải cậy cục làm chi, cho nên suốt đêm cứ trăn trở thao thức, không ngủ được (chẩm chửa toan). Câu viết ở dạng giả định, nhưng thực ra đang nói về một tâm sự trong đêm với những chiêm nghiệm về đời người.
nữa 女
p. từ biểu thị sự tiếp tục của hành động hay trạng thái. Ẩn cả lọ chi thành thị nữa, nào đâu là chẳng đất nhà quan. (Ngôn chí 17.7, 19.7)‖ (Mạn thuật 29.7)‖ (Trần tình 38.7, 45.7)‖ (Thuật hứng 63.7)‖ (Tự thán 80.8, 88.7, 89.7, 107.7, 111.7)‖ (Tự thuật 117.7)‖ (Bảo kính 143.7, 184.7)‖ (Trúc thi 221.3, 223.3)‖ (Đào hoa 227.3, 230.3)‖ (Dương 247.3).
tt. <từ cổ> hơn, lưu tích còn trong hơn nữa. Thì nghèo, sự biến nhiều bằng tóc, nhà ngặt, quan thanh lạnh nữa đèn (Thuật hứng 46.6)‖ Đầu non Thiếu Thất đen bằng mực, dòng nước Liêm Khê lục nữa tràm. (Tự thán 97.6)‖ Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn, lòng người quanh nữa nước non quanh. (Bảo kính 136.4, 146.3) x. hơn nữa (Tự thán 92.6).
pha 破
AHV: phá.
đgt. làm cho tiêu hao, lưu tích trong xông pha vốn từ xung phá. Miệng khiến tửu binh pha luỹ khúc, mình làm thi tướng đánh đàn tao. (Tự thán 89.3). x. xung đột.
pheo 笣
◎ Phiên cũ: vầu. Tất cả các bản phiên trước từ ĐDA (1976) đến TTD (2014), NQH (2014) đều phiên là “vầu”. Nay theo đề xuất của Nguyễn Vinh Quang, rằng chữ Nôm 棹 mà các vị tiền bối đọc là “ chèo ” thì nên đọc là giậu (hàng rào ). Chữ Nôm 笣 mà các vị tiền bối đọc nôm là vầu , nên đọc là pheo (tre) , âm Hán Việt của nó là bao , không phải là {trúc竹 + bao 包} như các tác giả VVH và Nguyễn Quang Hồng đã nghĩ. Khang Hy từ điển dẫn Tập Vận cho chú âm của nó là bao : 《集韻》班交切,音包. Như vậy , nguyên câu chữ Nôm 笣滥棹竹滥茹 , nên đọc ra nôm là : “ Pheo làm giậu , trúc làm nhà ”. Cái nhà đi kèm với (rào) giậu làm bằng pheo ( tre ) thì câu thơ nôm đẹp đẽ biết là bao. (nvq 2016) vầu là loại tre ống to, đốt dài, mọc ở miền núi, ngoài bắc có thấy trong cái bè người ta đóng chở về miền xuôi. Thế kỷ 17, tiếng Việt chưa có “vầu”, vì phụ âm đầu v- đến thời a.d.Rhodes mới định hình được một nửa. Trước đó hai thế kỷ thì lại càng khó có, nên việc bác cách đọc “vầu” ở quốc âm thi tập là có lý [Phan Anh Dũng 2018]. 笣 có một dạng âm cổ phục nguyên là *bao, theo Tập Vận là tên một loại tre, ở lệ phổ (cách quế lâm 100 cây số về hướng nam - khu vực tre trúc phát triển tốt của nam Việt / Lĩnh Nam), có thể đây là kí âm của pheo (“tre pheo”, Việt Bồ La có ghi) theo khuynh hướng b > ph, a ~ e và bình thanh [Nguyễn Cung Thông 2018]. Về Từ Nguyên của “笣”, tiếng Hán thì ghi đó là một loại tre trúc. Ngờ rằng đây là ngữ tố mà tiếng Hán mượn từ Tày Thái. (TTD 2016).
dt. một loại tre, lưu tích còn trong tre pheo. Pheo làm tráu, trúc làm nhà, được thú vui ngày tháng qua. (Trần tình 39.1). am mây cửa khép một cần pheo. (trạng trình- 87a)
quen 慣
◎ Nôm: 涓 Đối ứng -e- (THV)/ -a- (AHV) xem keo. Ss đối ứng kwen (27 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 259].
đgt. trái với lạ, quen là âm THV của quán , sách Nhĩ Nhã ghi: “Quán: tập dã” (慣習也) cho lưu tích trong từ tập quán, ví dụ quen thuộc 慣熟 (AHV: quán thục). Bạch Cư Dị trong bài Tân nhạc phủ có câu: “quen nghe đàn sáo chốn vườn lê, chẳng biết cung tên lẫn quạt cờ” (慣聽梨園歌管聲,不識旗槍與弓箭 quán thính lê viên ca quản thanh, bất thức kỳ thương cung dữ tiễn). Ao bởi hẹp hòi, khôn thả cá, nhà quen thú thứa, ngại nuôi vằn. (Thủ vĩ ngâm 1.6)‖ (Thuật hứng 46.1, 60.4, 65.2)‖ (Tự thán 75.3, 84.5, 109.5)‖ (Tức sự 126.6)‖ (Bảo kính 140.2, 141.3)‖ (Tảo xuân 193.6)‖ (Lão hạc 248.3).
quạnh 煢
◎ Nôm: 夐 / 瓊 cv. 惸㒌焭. Tập Vận ghi: “Cừ doanh thiết” (渠營切), “quỳ doanh thiết, tòng âm quanh” (葵營切,𠀤音瓊). Quảng Vận: “quỳnh: cô độc vậy” (煢獨也). Kinh Thi rằng: “mừng thay kẻ giàu sang, thương bấy người côi cút” (哿矣富人,哀此㷀獨). Ss đối ứng: goẹng (Tày) [HTA 2003: 186-187].
tt. <từ cổ> một mình, cô độc. Chim kêu cá lội yên đòi phận, câu quạnh cày nhàn dưỡng mỗ thân. (Mạn thuật 29.4), câu quạnh: dịch chữ độc điếu 獨釣.
tt. <từ cổ> vắng, lưu tích còn trong từ quạnh quẽ, quạnh vắng, hiu quạnh. Am quạnh (Mạn thuật 31.1)‖ vườn quạnh (Tự thán 110.5), phiên khác: quỳnh: tức quỳnh uyển (TVG, Schneider, BVN). Nay theo ĐDA, MQL, VVK, PL.‖ Vượn chim kết bạn, nước non quạnh, cầm sách cùng nhau, ngày tháng trường. (Tức sự 126.3).
ruộng 壟 / 壠
◎ Nôm: 𬏑 / 𪽞 Đọc theo âm THV. Nguyên tiếng Hán có các nghĩa: ruộng, bờ ruộng, luống cày và nơi cao nhất trong khoảnh ruộng dùng để táng mồ mả, từ nghĩa này lũng mới có nghĩa là “cái mả” (nghĩa này hay được dùng từ đời Tần đến đời Tấn). Với nghĩa là cái gò cao, 壟 còn có các đồng nguyên tự là 隴, 陵, 陸, 隆 [Vương Lực 1984: 314-315]. Kiểu tái lập cho âm HTC: *roŋ [Schuessler 2007: 363]. Chúng tôi tái lập là *throŋ, sau cho âm thung lũng trong tiếng Việt với nghĩa gộp trỏ “không gian có nhiều gò (cao) và khoảng đất trũng giữa các gò đó (thấp), cũng tương tự như *throŋ cho âm thuồng luồng (một tên gọi khác của con rồng, như Nguyễn Tài Cẩn đã gợi ý. x. rồng). Từ Hán Việt lũng đoạn cũng có nghĩa gốc như trên. Như vậy, chữ lũng 壟 có các lưu tích ruộng, luốngthung lũng trong tiếng Việt. Ngoài ra, chữ lục 陸 (một đồng nguyên tự khác nữa của nó) còn cho âm rộc (nghĩa là ruộng nước ven ngòi lạch hoặc trong hẻm núi) [NQ Hồng 2008: 962]. Ví dụ: nhất sở rộc tân xứ [một thửa ở xứ rộc tân] (bia 10500, khắc năm 1598). thèm nỡ phụ canh cua rộc (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân Am 8b). ruộng rộc [Béhaine 1773: 509; Paulus của 1895: 260]. Phng. Nghệ An: rọng: ruộng. rọng bề bề không bằng nghề cầm tay. Tng. [TH Thung 1997: 225]. Kiểu tái lập: kiểu tái lập: *tʰroŋ⁴. [TT Dương 2012c]. Ss đối ứng hrɔŋ (4 thổ ngữ Mường), rɔŋ (13), hɔŋ (2), lɔj (1) [NV Tài 2005: 256]. Như vậy, ruộng là gốc Hán, nương - nội gốc Việt.
dt. đất cày cấy. (Trần tình 43.7)‖ Ruộng đôi ba khóm đất con ong, đầy tớ hay cày kẻo mướn mung. (Thuật hứng 56.1)‖ (Bảo kính 129.7, 140.7, 150.7, 177.7)‖ (Nghiễn trung ngưu 254.5).
răn dỗ 𡂰𠴗
đgt. <từ cổ> răn dè và nhắn nhủ, dỗ 誘: đọc theo âm PHV, lưu tích trong dụ dỗ. Làm người thì chử đạo Trung Dung, khắn khắn răn dỗ thửa lòng. (Tự giới 127.2).
rập 立
◎ Nôm: 立
đgt. HVVD giúp, lưu tích trong giúp rập. Thờ cha lấy thảo làm phép, rập chúa hằng ngay miễn cần. (Bảo kính 184.4). Rập đời nên đấng anh hào, bắc chống họ tào, tây chống họ lưu. (Thiên Nam c. 1965).
rặng 嶺 / 岭
◎ Nôm: 𱣌 rặng là âm THVcủa lĩnh, vào quãng trước đời Hán, lưu tích còn trong rặng núi (dãy núi). Tô Thức trong bài Đề tây lâm bích có câu: “Trông ngang thành rặng núi, trông trắc diện thì thành một đỉnh núi, xa gần cao thấp chẳng như nhau.” (横看成嶺側成峰,遠近高低各不同 hoành khan thành lĩnh trắc thành phong, viễn cận cao đê các bất đồng). Kiểu tái lập: *reŋ. dặng. Đây là chữ Nôm ghi cách đọc từ cuối thế kỷ XVII về sau, khi d- r đã xoá nhãn.
dt. HVVD <từ cổ> dãy, hàng. Nô bộc ắt còn hai rặng quýt, thất gia chẳng quản một con lều. (Mạn thuật 24.5).
rốt 卒
◎ Nôm: 󰭾 / 室 {票 phiêu +巨 cự}, nhầm từ 栗 {栗 lật + 巨 cự}, kiểu tái lập *krot⁵ [TT Dương 2012c]. rốt là từ gốc Hán, với nghĩa là “chết” trong từ chết tốt. Thú vị là với nghĩa này thì AHV đọc là tuất, như tử tuất. Thế nhưng người Việt vẫn quen đọc là tốt. Từ động từ nghĩa là chết, chữ tốt chuyển sang dùng làm phó từ với nghĩa là “sau cuối, cái đoạn cuối cùng”, tiếng Việt gọi là rốt / rút. Như câu 卒能成事 tuất năng thành sự (rốt cục có thể nên việc). Đứng trong dãy 鬚 râu > tu, 瀉 rửa > tả, 胥 rể > tế, thì 卒 rốt > tốt rất có thể là âm THV.
dt. <từ cổ> cuối, đoạn cuối, lưu tích còn trong chữ sau rốt, rốt cuộc . “rốt: ở đàng sau hết, ở sau chót, ở dưới chót. rốt đáy: ở dưới chót, ở dưới đáy. rốt năm: cuối năm, cùng năm.” [Paulus của 1895: 883]. so bốn mùa đâu bằng xuân rốt (hoàng sĩ khải - tứ thời khúc vịnh)‖ rốt đời nhà trần vâng mệnh sang sứ nước bắc (Truyền Kỳ Mạn Lục giải âm - hạng vương từ ký). Còn lưu tích trong các chữ rốt lòng, rốt hết, rốt ráo. Chưng lời đức thánh đời trước noi trời dựng mực rốt chẳng chi lớn hơn việc lễ <tiền thánh kế thiên lập cực chi đạo mạc đại ư lễ 前聖繼天立極之道莫大於禮 (Lễ Ký đại toàn tiết yếu diễn nghĩa - Lễ Ký đại toàn tự: 1a).
p. <từ cổ> cuối cùng. Tuỳ binh thiêu đốt bốn bên, hậu lý rốt bèn khôn biết cậy ai. (Thiên Nam Ngữ Lục, c. 2704) hai mươi tuất rốt, hai mươi mốt nửa đêm: tiếng nói về mặt trăng, ngày hai mươi coi giờ tuất, ngày hai mốt chừng nửa đêm mới mọc” Tai thường phỏng dạng câu ai đọc: “rốt nhân sinh bảy tám mươi”. (Tự thán 76.8)‖ (Bảo kính 138.8). Dịch câu nhân sinh thất thập cổ lai hy 人生七十古來稀 của Đỗ Phủ.
đgt. <từ cổ> dịch chữ cùng 窮 (thực hiện đến cùng, cố cùng, làm cho rốt ráo), lưu tích còn trong từ rốt ráo. Chàu mặc phận, nguôi lòng ước, rốt an bần, ấy cổ lề. (Tự thán 88.6). cùng (窮) nơi ngôn cú, chỉn chăng hề một phút ngại lo; rốt (栗) thửa cơ quan, mựa còn để tám hơi đụt lốc (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú 28a2).
sao 𤚧
◎ (trá 吒 + lao 牢). Thổ ngữ Mường (Mường Danh, Giai Xuân): thao [NT Cẩn 1997: 124]. Một số phương ngữ còn nói thao tháng (sao sáng). Nguyễn Tài Cẩn cho rằng đây là lưu tích của tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Mường, mà tiếng Mường đã rụng mất âm rung -*r- và khẳng định “lai nguyên của s thuần Việt ở giai đoạn proto Việt-Chứt đúng là những tổ hợp phụ âm” [1997: 113]. Hoa Di Dịch Ngữ: 星, kiểu tái lập : ts’ao. [Vương Lộc 1997: 115]. Đối ứng trong thổ ngữ Mường như krao (Úy Lô) [Gaston 1967: 147], và các đối ứng k’aw¹ (Mường Thải, Tân Phong, Huy Thượng,…), t’aw¹ (Mường Danh, Giai Xuân), şaw¹ (Lâm La, Cổ Liêm) [NV Tài 2006: 266]. [TT Dương 2012a].
dt. tinh tú. Đàn trầm đạn ngọc sao bắc, phất dõi cờ lau gió tây. (Nhạn trận 249.3).
sông 江
◎ Nôm: 滝 Ss hung: khlôông, khong khen: khloong, uý lô: kroong. [Vương Lộc 1997: 61], k’oŋ (17 thổ ngữ Mường), ʂoŋ (4), p’aw (4), k’aw (1), t’aw (1) [NV Tài 2005: 269], karụng (Katu) [NH Hoành 1998: 299], tả, khuổi [HV Ma 1984: 415]. “giang” là từ vựng cố hữu của tiếng Hán, đã được thấy trong kim văn thời nhà Chu [đằng đường minh bảo 1964: 306]. Sách Thích Danh phần Thích thuỷ của lưu hy ghi: (江,共也。小江流入其中,所公共也) [tb 1936: 28]. Sách Phong Tục Thông Nghĩa phần Sơn trạch ghi: (江者,貢也。出珍物,可貢獻也) [tb 1980: 373]. Bổ sung thêm một số âm phiên thiết như các sách Đường vận, Tập Vận, vận hội đều ghi: “𠀤古雙切,音杠。水名”. Những cứ liệu này chứng tỏ, âm “công” là một âm cổ của “giang”, ít nhất nó đã có thuỷ âm kép từ thế kỷ VI tcn [TH Minh 2005: 72- 81]. Kiểu tái lập: *krông. Như vậy, giang - sông là từ gốc Hán, nậm gốc thái (như nậm thi, nậm rốm, nậm u, nậm na, nậm hạt, nậm giải, nậm mức, nậm việc, nậm mu, nậm lúa), pao - phao - thao - khau gốc Việt-Mường, - đà gốc tày nùng, lưu tích trong sông đà. Ngoài ra, phương ngữ Nghệ An, quảng bình,… còn có từ “rào” nhưng đang bị đẩy lùi để trở thành danh từ riêng (như sông rào cái, sông rào trổ, sông rào quán, sông rào gang, sông rào thanh, sông rào lạc, sông rào nậy). Kiểu tái lập: tʼraw, kʼraw, pʼraw.
dt. trong sông nước. Thuyền chèo đêm nguyệt, sông biếc, cây đến ngày xuân, lá tươi (Ngôn chí 22.5).
sạch 瀝
◎ (âm đầu của thanh phù lịch 歷 ghi -*r-). Kiểu tái lập cho tiếng tiền Việt-Chứt: *br-/ *pr-, hoặc *kr-/ *gr-. [NT Cẩn 1997: 108- 114]. So sánh với các đối ứng như khat (Quy Mỹ: Mường), thak (cao trai), thsák (Lâm La), sek (Đà Nang), saat (chàm, laotien) [Gaston 1967: 152], k’εk (4 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 265]. Trong ba dẫn liệu trong QATT, thì có đến hai dẫn liệu có khả năng vẫn còn lưu tích của cách đọc từ giai đoạn trước để lại. Có như vậy mới giải thích được vì sao, hai câu thơ đó chỉ có sáu âm tiết. Kiểu tái lập: *krɛk⁶ [TT Dương 2012c].
tt. trái với bẩn, thường dịch chữ tịnh hoặc khiết. Chỉn đòi áo mặc sạch ← 秪求衣潔 (Phật Thuyết 15a9). Tào khê rửa nghìn tầm suối, sạch chẳng còn một chút phàm. (Thuật hứng 64.8).
tt. (bóng), thanh sạch. Am quạnh thiêu hương đọc “ngũ canh”, linh đài sạch một dường thanh. (Mạn thuật 31.2)‖ Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi, ưa mày vì tiết sạch hơn người. (Mai thi 224.2).
thà 𪰛
tt. đúng, lưu tích còn trong thực thà (thực = thà) [Huệ Thiên 2006: 17-26], thà gốc Việt, thực/ thật gốc Hán. Sau này, thà đã hư hoá, như “chẳng thà: …chẳng đành” [Paulus của 1895: 969]. Cơm kẻ bất nhân ăn ấy trớ, áo người vô nghĩa mặc chăng thà. (Trần tình 39.4).
thơm 𦹳
◎ Ss đối ứng hơm² (nguồn), hơm² (Mường bi), p’ôm¹ (Chứt), p’uôm (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 236].
tt. trái với thối. (Thuật hứng 63.3)‖ Lan huệ chẳng thơm thì chớ, nữa chi lại phải chốn tanh tao. (Bảo kính 167.7)‖ (Cúc 217.5)‖ Trùng cửu chớ hiềm thu đã muộn, cho hay thu muộn tiết càng thơm. (Cúc 240.4). Ss Hàn Kỳ đời Tống trong bài Cửu nhật tiểu các có thơ: “Đừng e vườn cũ màu thu nhạt, còn ngắm hoa vàng tiết muộn hương.” (莫嫌老圃秋容淡,且看寒花晚節香 mạc hiềm lão phố thu dung đạm, thả khán hoàng hoa vãn tiết hương).
tt. (bóng) tốt đẹp, lưu tích hiện còn trong lối nói tấm lòng thơm thảo. Tiêu sái mấy lòng đà mạc được, bảo chăng khứng mạc một lòng thơm. (Tự thán 97.8).
thương 傷
đgt. <từ cổ> động lòng, ái ngại cho, lưu tích còn trong từ thương xót. Đến thế kỷ XIX đã chuyển sang nghĩa “yêu mến” [Paulus Của 1895: 1043]. (Ngôn chí 16.5)‖ (Trần tình 43.4)‖ (Thuật hứng 50.5)‖ (Tự thán 71.8)‖ Thương nhẫn Biện Hòa ngồi ấp ngọc, Đúc nên Nhan tử tiếc chi vàng. (Tự thuật 117.3), thương nhẫn: xót cho‖ (Bảo kính 145.4, 151.5, 157.2, 182.3)‖ (Quy Côn 189.6)‖ (Vãn xuân 195.3)‖ (Tích cảnh 206.4, 207.1, 208.2).
thắng 勝
đgt. nấu (nước), lưu tích còn trong thắng nước hàng. Cuộc lần cờ thấp tan ngày diễn, bếp thắng chè thô cổi khuở âu. (Bảo kính 154.6). Thắng chè thô: đun trà, khác với kiểu pha trà tàu.
thẳng 倘
◎ Ss đối ứng tʼaŋ⁴ (17 thổ ngữ Mường), săŋ⁴ (2), ŋăl (2) [NV Tài 2005: 275].
đgt. căng, trái với dùi (chùng), lưu tích còn trong từ căng thẳng. Kia thẳng nọ dùi nào có đứt, người hơn ta thiệt, mới hầu cam. (Bảo kính 174.7). Tng. già néo đứt dây. x. dùi.
trập 蟄
dt. tầng, lớp, dịch chữ trùng 重, lưu tích còn trong từ trập trùng, trùng trập, sau trập dẫn thân, trỏ một quãng thời gian, như một trập= một chập (một lượt, một hồi). (trập). Sau thế kỷ XVII, tr- và ch- xoá nhãn, nên còn đọc chập, chập chùng. Mô hình tr- (tr-) với sự đủ âm tiết trong câu thơ bảy chữ cho phép nghĩ rằng, thế kỷ XV đã bắt đầu có một số ít đơn vị đã đơn tiết hoá trọn vẹn. Tuy nhiên cũng thấy rằng, ở một số văn bản nôm khác, chữ trập còn được ghi bằng 砬, có thể có kiểu tái lập là *tlập. Phiên khác: rợp (BVN), xét “rợp” luôn được ghi bằng 葉; chập: gộp (TVG, MQL, PL).
đgt. <từ cổ> gộp, nối liền. Non hoang tranh vẽ trập hai ngàn, nước mấy dòng thanh, ngọc mấy hàn. (Tự thán 72.1). Phần lớn các cách hiểu trước nay cho rằng trập hai ngàn là hai quả núi liền với nhau. Nhưng cũng có thể hiểu rằng: chốn non hoang đẹp như tranh vẽ kia lại gộp thêm cả đôi bờ suối có nước trong veo, lạnh lẽo như ngọc đang toả dòng. Dù thế nào, hai câu thơ là một lối vẽ theo bút pháp thuỷ mặc cổ điển.
tt. <từ cổ> vẻ tầng tầng lớp lớp, rất nhiều rất dày. Lông đuôi trập trập tựa cờ bông lau. (CNNA 56).
tt. <từ cổ> “tầng tầng lớp lớp xen nhau, chồng lên nhau” [NQH 2006: 1155, 1186]. Người thì trướng trập uyên trùng. (hoa tiên 15a). Trùng trập non xanh đá mấy lần. (HĐQA 31a).
trật 失
◎ Nôm: 秩 / 栗 Các nhà phiên chú trước nay đều mặc nhiên phiên là mất. Nhưng tr- và m- chưa thấy mối liên hệ về âm trong lịch sử. Sách Phật Thuyết: áng nạ lòng thực dấu, tủi xót chăng trật sự no. (cha mẹ tình thành thực, thương yêu chẳng lúc nào thôi) < 父母情誠厚,憐憫無時 (tr.13b1), chữ trật đối dịch từ chữ thất 失 (mất), nguyờn bản nôm trật được ghi bằng hai chữ 坡栗 (pha lật) được tái lập là blạt [HT Ngọ 1999: 107; Shimizu Masaaki 2002: 767; NQ Hồng 2008: 134]. QATT chữ trật được một lần ghi là 栗 lật ở vị trí 202.1, Trần Văn Giáp và ĐDA cải chính, và đề xuất phiên lật với nghĩa là “trật, lỡ” [ĐDA: 823]. Từ pha lật 坡栗 trong Phật Thuyết đến lật 栗 trong QATT, đã xảy ra quá trình từ “chữ kép” (loại e1) chuyển sang “chữ đơn” (loại c). Quá trình biến đổi ngữ âm từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII có thể hình dung như sau: blạt > trật. Tương ứng như các trường hợp *blời > trời, *blả > trả, *blái> trái, *blọn > trọn, *blai > trai, *blở > trở [Shimizu Masaaki 2002: 767]. Như thế chữ Nôm trật 秩 trong văn bản dương bá cung là chữ Nôm của thế kỷ XVIII trở về sau. Diễn biến chữ (thế kỷ XII) > 栗 (thế kỷ XV) > 秩 (thế kỷ XVIII >). Chữ trật với nghĩa là “thua, lỡ, hỏng, trái với được” xuất hiện tám lần trong QATT, trong khi mất chỉ xuất hiện ba lần. Sự khu biệt nghĩa cũng khá rõ ràng: mất là một từ trỏ “chết, dứt, đứt đoạn”, vốn có nguyên từ là một 歿 (x. mất), Ss hoặc nhân nhớ con, gầy biến chết mất 或因緣子衰變死亡 (Phật Thuyết 20b1), han hỏi đi lại từ chưng ấy ắng mất 參問起居從茲斷絕 (Phật Thuyết 21a3). Còn trật thường là trái nghĩa với được, và luôn đi đôi với được trong QATT. Song ở đôi chỗ phảng phất có sự xâm lấn lẫn nhau, đây chính là giai đoạn trù bị để cho mất thay thế trật từ thế kỷ XVII trở về sau, còn trật lại chuyển sang nghĩa “sai đi, chệch đi” như Rhodes ghi nhận [1651 tb1994: 40, 147]. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, đắc >< thất, được >< trật, là hai cặp điệp thức có cùng nguyên từ là 得 >< 失 . 得 đắc / được là chuỗi liên hệ đã được làm rõ từ lâu. Còn 失 thất/ trật ít nhiều có thể thấy lưu tích qua thanh phù của chữ Nôm trật 秩 (trật tự, phẩm trật), trật 跌 (Trượt, trật trưỡng), trật 袠 / 帙 (túi sách). Kiểu tái lập *plat⁶. [TT Dương 2012c].
đgt. <từ cổ> mất. Lấy đâu xuất xử lọn hai bề, được thú làm quan trật thú quê. (Tự thán 109.2)‖ (Tự thuật 121.2)‖ (Bảo kính 161.4, 176.6, 182.2, 184.6)‖ (Giới sắc 190.3)‖ (Tích cảnh 202.1).
trỗi 磊
◎ Kiểu tái lập: *blỗi. tắt nghỉ lăn trong đất, thì hét mãi mới trỗi < (Phật Thuyết 22b7). trỗi ghi bằng 𱡓 {bả 把+ lỗi 磊}, dịch chữ 甦 (sống dậy, sống lại). blỗi : trỗi, vượt. blỗi hơn, biét hơn: vượt trỗi hơn những người khác trong sự hiểu biết” [Rhodes 1651 tb1994: 40]. tử trúc: trúc tía trỗi chân cháu rồng (CNNA 66b), trỗi ghi bằng 耒. gõ đá vang lừng trỗi nhạc tiên (trịnh sâm- bia 1770), trỗi ghi bằng 㩡. lỗi còn có thể hiểu là lỗi lạc, nổi trội…và hiểu là : giữa mùa đông xám xịt mà riêng hoa mai trỗi dậy một vẻ xuân [MQL 2001: 1116]. Chuỗi đồng nguyên tự: lỗi (trong lỗi lạc), trỗi (- dậy), trội (trong vượt trội, ưu trội). Kiểu tái lập: *ploi⁴. [TT Dương 2012c]. Phiên khác: lỗi: không đúng (TVG, ĐDA), trổi (PL). Nay theo Schneider, BVN.
đgt. <từ cổ> bật lên, nổi bật lên, lưu tích còn trong nổi trội hay trỗi dậy. Giữa mùa đông trỗi thức xuân, nam chi nở cực thanh tân. (mai 214.1).
trộm 濫 / 𬈋
AHV: lạm (濫), âm HTC là *g-rams (Baxter). lạm nghĩa gốc là “nước nhiều quá mà tràn ra”, sau có nghĩa dẫn thân là “quá mức, quá độ” như trong từ lạm phát, lưu tích còn thấy trong từ mồ hôi trộm (mồ hôi ra nhiều quá mức); một nghĩa dẫn thân nữa là “làm càn, làm bừa bãi”. lạm còn làm trạng từ, như trong các cụm lạm bàn, lạm phát. Cuối cùng, với âm trộm, trỏ việc “lấy của người một cách phi pháp”, trong ăn trộm, kẻ trộm, liếc trộm,… thế kỷ XVII, có tlộm, hỏi tlộm, lạy tlộm, ăn tlộm [Rhodes 1651 tb1994: 232]. Như thế *tlộm là âm Việt hoá vào thế kỷ XV-XVII, sau thế kỷ XVII mới cho một âm Việt hoá khác là trộm. kiểu tái lập: *tlam⁶ [TT Dương 2012c]. Trộm: tt. khinh suất, tuỳ tiện, bừa bãi. AHV: lạm. Ss đối ứng lom (19 thổ ngữ Mường), țom (2) [NV Tài 2005: 283].
đgt. lén lấy đi. Phương Sóc lân la đã hở cơ, ba phen trộm được há tình cờ. (Đào hoa thi 232.2)‖ (Miêu 251.2).
đgt. thầm. Non lạ nước thanh trộm dấu, đất phàm cõi tục cách xa. (Thuật hứng 54.3). Phiên khác: làm náu: nương náu (TVG, BVN), làm dấu (MQL), làm dấu: câu 3 ý nói “không được vẽ tượng ở Kỳ Lân Các thì ta cũng được để dấu vết lại ở chỗ non lạ nước thanh” (PL 2012: 109). Xét, “trộm dấu” chuẩn đối với “cách xa”.
tốt 萃
◎ Nôm: 𡨧 / 卒 Đọc theo thiết âm. Sách Tập Vận ghi: tạc luật thiết, âm tốt (昨律切,音崒). AHV: tuỵ. Ss đối ứng t’ôc³ (nguồn), t’ôc³ (Mường bi), t’ôc² (Chứt), ot (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 236]. Phiên khác: tót: đẹp (MQL).
tt. (cỏ cây) um tùm, sách Tập Vận ghi: (萃,草盛貌), lưu tích còn trong từ song tiết đẳng lập tốt tươi (tốt = tươi). (Hoa mẫu đơn 233.1)‖ (Ba tiêu 236.1)‖ Lầm nhơ chẳng bén, tốt hoà thanh, quân tử kham khuôn được thửa danh. (Liên hoa 243.1)‖ (Trường an hoa 246.2)‖ (Tích cảnh thi 211.4)‖ (Dương 247.2).
tt. <từ cổ> đẹp, lưu tích còn trong từ song tiết đẳng lập tốt đẹp (tốt = đẹp). (Thuật hứng 52.7)‖ Hoa càng khoe tốt, tốt thì rã, nước chớ cho đầy, đầy ắt vơi. (Tự thán 85.5)‖ (Bảo kính 172.4).
vàn 萬
AHV: vạn. Đồng nguyên: vàn - vạn - muôn - man.
dt. vạn, lưu tích còn trong muôn vàn. Ngủ thì nằm, đói lại ăn, việc vàn ai hỏi áo bô cằn. (Tự thán 110.2). x. việc vàn.
xuýt uẩy 綴隘
AHV: xuyết ải. Phiên khác: chút ngại (TVG), chút oải: mệt mỏi (BVN). Phiên “chút” tuy nghe dễ hiểu nhưng không chuẩn đối với từ song tiết “mày nề”. Xuýt ải: phàn nàn (MQL, PL).
đgt. <từ cổ> than vãn, “xuýt” lưu tích còn trong “xuýt xoa,” [ĐDA], “uẩy” là từ cảm thán như “ui, ôi, ủa”. Ai biết bồng doanh chăng tá, uẩy thuyền đâu chiếc lá xa xaPhạm Thái. 1804. Sơ Kính Tân Trang c. 520. uẩy đâu sự mới nực cười, chẳng hay con tạo trêu ngươi cớ gì? (Phạm Thái. 1804. Sơ Kính Tân Trang c. 582). Đòi khuở khó khăn chăng xuýt uẩy, thấy nơi xao xác đã mày nề. (Tự thán 79.5).
áng 盎
◎ Lê: (đảo hải nam). ang: đồng bằng; áng: thung lũng nằm giữa các ngọn núi đá (tràng kênh, quảng ninh), lưu tích còn trong đồng áng. [Vương Lộc 2001: 2], “Ảng: bãi, nơi. Ảng tlu: bãi chăn trâu. Ảng nhúc: nơi pha thịt. Ảng chầu: sân chầu. Ảng dỗng: sân chơi. Ảng hỗi: nơi tụ tập để vui vẻ, hội hè. Ảng rão: nơi tụ tập để uống rượu” [NV Khang 2001: 23].
dt. <từ cổ> (đen) đám, tập hợp các khóm cây. Một cày một cuốc, thú nhà quê; áng cúc lan xen vãi đậu kê. (Thuật hứng 48.2). (Tự thán 75.3).
dt. <từ cổ> đám, dẫn thân từ nghĩa ①. Những màng lẩn quất vườn lan cúc; ắt ngại lanh tranh áng mận đào. (Thuật hứng 52.6). Mận đào là hai loại cây, nhưng trỏ những người làm quan.
dt. <từ cổ> (loại từ) chốn tập hợp nhiều người, “áng: chỗ tụ hội” [Paulus của 1895: 14], “áng chiến trường: cuộc đánh giết, đám giặc” [Paulus của 1895: 14]. Dụt xông biếng tới áng can qua; địch lều ta dưỡng tính ta. (Ngôn chí 18.1), câu này nói về các cuộc khởi nghĩa của trần ngỗi, Trần Quý Khoáng khoảng 1407 - 1413 chống lại nhà Minh [PL 2012: 68]. Thoi nhật nguyệt đưa qua mỗ phút; áng phồn hoa họp mấy trăm đời. (Tự thán 85.4)‖ Đổi lần đã mấy áng phồn hoa; dầu ngặt, ta vui đạo ta. (Bảo kính 168.1)‖ “áng bội bè: chỗ ca hát” [Paulus của 1895: 14]‖ Chúa tôi một áng vầy đoàn (Thiên Nam Ngữ Lục c. 6549)‖ áng chơi đánh bạc lừa (Truyền Kỳ Mạn Lục- truyện người nghĩa phụ phủ khoái châu)‖ Một áng ngồi cả cười (Truyền Kỳ Mạn Lục - chuyện yêu quái ở xương ).
dt. <từ cổ> (loại từ) tập hợp của nhiều sự vật. Áng phong trần. (Mạn thuật 29.2)‖ Ấy còn lãng đãng làm chi nữa; sá tiếc mình chơi áng thuỷ vân. (Mạn thuật 29.8);
dt. <từ cổ> (loại từ) đám, cụm, “áng mây: đám mây” [Paulus của 1895: 14]. (Trần tình 41.3)‖ Danh thơm một áng mây nổi; bạn cũ ba thu lá tàn. (Thuật hứng 63.3)‖ (Bảo kính 169.5)‖ Lòng còn gửi áng mây vàng (Nguyễn Du - Truyện Kiều c. 1319).
dt. <từ cổ> (loại từ) cuộc, “áng công danh: cuộc công danh, lập công lấy danh tiếng” [Paulus của 1895: 14]. Tiêu sái tự nhiên nhẹ hết mình; nài bao ngôi cả áng công danh. (Tự thán 78.2)‖ (Bảo kính 162.5, 166.2)‖ “áng nguyệt hoa: cuộc chơi trăng giỡn hoa. Cuộc nam thanh nữ tú chơi bời ” [Paulus của 1895: 14].
đành 停
◎ Phiên khác: rành (BVN). Nay theo MQL.
đgt. thông tỏ [NQH 2006: 933], sáng rõ, lưu tích còn trong từ đành rành của thế kỷ XVII. “đành rành: clarè” [Taberd 1838: 420]. Trần trần mựa cậy những ta lành, phúc hoạ tình cờ xảy chửa đành. (Bảo kính 136.2).
đá 石
◎ Nôm: 𥒥 AHV: thạch. đá đọc theo âm THV, lưu tích của âm này còn thể hiện qua một số chữ Hán hình thanh sớm như đố 妬 (đố kỵ), đố 蠹 (con mọt), trong đó 石 đều làm thanh phù. Âm thạch/ thạc của chữ 石 còn làm thanh phù cho một số chữ hình thanh muộn như thác 拓 (khai thác), thạc 碩 (thạc sĩ), thác 橐 (ống bễ), thạch 祏 (bài vị tổ tông), thạch 鼫 (chuột) [An Chi 2006 t4: 295- 297]. Ss đối ứng ta (21 thổ ngữ Mường), da (10 thổ ngữ), pʼu (6 thổ ngữ), kʼu (17 thổ ngữ). Như vậy, “đá” gốc Hán, “phu”, “khũ” gốc Mường [NV Khang 2002: 235- 236].
dt. trong sắt đá. Tôi ngươi một tiết bền bằng đá; biên tóc mười phần chịu những sương. (Tự thán 82.5). x. la đá.
đòi 隊
đgt. <từ cổ> đuổi, theo, lưu tích còn trong từ theo đòi, làm đòi [Rhodes 1651 tb 1994: 90], hay “đua đòi”, “đòi hỏi”. Không hết kể chi tay trí thuật, để đòi khi ngã thắt khi eo. (Mạn thuật 32.8)‖ (Tự thuật 113.2).
đgt. yêu cầu, trong đòi hỏi, con đòi.
③ gt. <từ cổ> theo, tuỳ, thuận theo, tuỳ theo, “mạc đòi khi ấy: tuỳ cơ hội. Mạc đòi phúc: tuỳ theo sự đòi hỏi của công trạng” [Rhodes 1651 tb1994: 90]. Chim kêu cá lội yên đòi phận, câu quạnh cày nhàn dưỡng mỗ thân. (Mạn thuật 29.3)‖ (Thuật hứng 62.5)‖ (Tự thán 75.5, 101.1, 102.7)‖ Văn chương chép lấy đòi câu thánh, sự nghiệp tua thìn phải đạo trung. (Bảo kính 132.3, 140.2, 160.2, 162.2, 163.8, 184.5).
đôi 對
◎ Nôm: 堆 AHV: đối. Tiếng Hán “đối” nghĩa gốc là “trả lời”, sau chuyển sang nghĩa “biện luận”, “tranh cãi với nhau”. Ví dụ: đối khẩu, đối chuỷ (cãi nhau), đối chứng, đối lý (cãi nhau bằng chứng lý), đối trạng (đối đáp thuật lại án trạng khi thụ lý thẩm vấn).
đgt. <từ cổ> cãi gay gắt với nhau, lưu tích còn trong đôi co, đôi tranh. Thân nhàn dầu tới dầu lui, thua được bằng cờ, ai kẻ đôi (Ngôn chí 13.2)‖ Hội đêm thu mũ có ai đôi (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân Am b. 101).
đgt. <từ cổ> biện giải, trong đôi hồi. “đôi lời: hỏi nhau cho biết việc có không, dùng một tiếng đôi cũng đủ nghĩa” [Paulus của 1895: 313]. Thương Chu kiện cũ các chưa đôi, sá lánh thân nhàn, khuở việc rồi. (Ngôn chí 2.1)‖ Chẳng tin thì ông đi đôi, mẹ con nhà nó còn ngồi ở kia cd
đương 當
p. <từ cổ> gần gần, xấp xỉ, lưu tích còn trong từ tương đương 相當. Vườn còn thông trúc đương năm mẫu, câu ước công danh đổi một cần. (Mạn thuật 33.5).
đắp 答 / 㙮 / 荅
◎ Ss đối ứng tăp, tum, dum (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 210].
đgt. xây, bảo vệ. Thục Đế để thành trêu tức, phong vương đắp luỹ khóc rân. (Điệp trận 250.6).
đgt. phủ chăn lên mình. Lọn khuở đông, hằng nhờ bếp, suốt mùa hè, kẻo đắp chăn. (Trần tình 38.4)‖ Ngoài ấy dầu còn áo lẻ, cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng. (Tích cảnh thi 208.4).
đgt. <từ cổ> đổi, lưu tích còn trong đắp đổi. Lấy khi phú quý đắp cơ hàn, vần chuyển chăng dừng sự thế gian (Bảo kính 133.1, 144.6).
đgt. <từ cổ> che tai, bịt tai không nghe [MQL 2001: 750]. Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp, cầu ai khen miễn lệ ai chê. (Thuật hứng 48.7)‖ (Bảo kính 165.8). Ngậm miệng đắp tai, hề cho hoạ cả (Trần Nhân Tông- Đắc Thú).
đặt 達
◎ Phiên khác: đợt (PL). Ss đối ứng tăc, dac, dăc, dăt (23 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 210].
đgt. dựng, lưu tích: cắt đặt, xếp đặt. Am cao am thấp đặt đòi tầng, khấp khểnh ba làn, trở lại bằng. (Ngôn chí 16.1). Đặt đàn giải oan. (TKML iv 12a), Yên giường đặt gối ← 安床薦枕 (Phật Thuyết 21a).
đgt. ngả, hạ xuống. Niềm cũ sinh linh đeo ắt nặng, cật chưng hồ hải đặt chưa an. (Tự thán 72.4). cn đặt lưng.
độc 毒
dt. bọt tàn hại, ác độc. Độc còn cho từ HHVnọc, lưu tích nọc độc. Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược, có nhân có trí có anh hùng (Bảo kính 132.5).
đụt lặn 突吝
◎ Phiên khác: lọt lẩn (TVG), lọt lẫn (ĐDA), đụt lẩn (Schneider), “đụt lẩn: nấp vào, len lỏi” (PL).
đgt. <từ cổ> xông xáo. đụt là từ gốc Hán. Sách Thuyết Văn ghi đột là chữ chỉ sự, gồm bộ khuyển và chữ huyệt (hang): “Đột: con chó từ trong hang chui ra.” (突,犬從穴中暫出也), lưu tích còn trong từ xung đột 衝突 (xung = đột), xông pha 衝破. đụt là âm Việt hoá của đột, ví dụ: “xông đụt: xông vào, xốc vào. đụt pháo xông tên: xốc vào chỗ giặc không sợ tên đạn” [Paulus của 1895: 336], sau này xung đột mới trỏ nghĩa “hai bên xông vào nhau đánh giáp lá cà”, rồi mới chuyển sang nghĩa “xung khắc, mâu thuẫn” như ngày nay. Chữ này đồng âm với một từ trái nghĩa của nó, “có rét đụt bẽaò”[ Rhodes 1651: 93]. Phng. Bình Trị Thiên: “đụt: hụp, lặn (ở dưới nước)” [VX Trang 1996: 241]. “lặn: trầm xuống dưới nước”, cũng trỏ ý xông pha, lưu tích còn trong từ lặn lội “và lặn và lội, dầm mưa dãi nắng, ghe đàng cực khổ” [Paulus của 1895: 538]. Như vậy, có thể xác định đụt lặn (đẳng lập) nghĩa là “xông pha, ngụp lặn”. Hiểm hóc cửa quyền chăng đụt lặn, thanh nhàn án sách hãy đeo đai. (Ngôn chí 6.3).
ước 約
đgt. <từ cổ> muốn, định, lưu tích còn trong ước định, ước muốn, ước mong. đạm lạt, nùng nồng, ước mong, tưởng nhớ < 淡辣濃濃約蒙想𢘾 (Tam Thiên Tự: 39) (Ngôn chí 7.3, 14.8, 16.8)‖ (Mạn thuật 33.6)‖ (Trần tình 37.5, 41.6)‖ (Thuật hứng 53.3)‖ Chẳng bượp giang hồ nơi vắng vẻ, cảnh thanh lọ ước cảnh non Bồng. (Thuật hứng 62.8)‖ (Tự thán 77.8, 88.5, 107.7, 109.3)‖ Đai lân bùa hổ lòng chăng ước. (Tức sự 123.5)‖ (Bảo kính 177.2).
ải 隘
tt. (đất trồng) khô nỏ và no dưỡng khí sau khi cày xới và phơi nắng, lưu tích còn trong từ cày ải, trái với dầm. Đất cầy ngõ ải rãnh ương hoa. (Ngôn chí 4.6, 10.4).
tt. mục, hỏng (do không được dùng đến). “Ải, ảm, nát hư: mục nát.” [Rhodes 1651: 29]. “đất ải: terrain sec et inculte” [Génibrel 1898: 3]. Điền địa chử tham hơn bỏ ải, nhân luân mựa lấy dưới làm trên. (Bảo kính 142.3).
ấp 邑
◎ Ss với các đối ứng ɤp, op (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 172].
đgt. <từ cổ> ôm, lưu tích chỉ còn trong ấp trứng, ôm ấp. “mẹ ấp con: mẹ ôm con” [Rhodes 1651 tb1994: 31]. Thương nhẫn Biện Hoà ngồi ấp ngọc, đúc nên Nhan Tử tiếc chi vàng. (Tự thuật 117.3).
ỏ 塢
đgt. <từ cổ> quan tâm đến, đoái đến, lưu tích còn trong ỏ ê [NTN 2008: 63]. mựa ỏ [Paulus của 1895: 783]. “塢 ỏ: dédaigner” [Génibrel 1898: 577]. Thế sự: người no ổi tiết bảy, nhân tình: ai cúc mùng mười. (Ngôn chí 22.4). Am hoa ai ỏ đến ông nhàn. (Bạch Vân Am 6a).
ủng 壅
◎ Nôm: 擁 úng.
đgt. tt. “áy đi, có mùi nồng, hôi rượu, gần thúi gần chảy nước. thừa chua quá úng: quỷ quái lắm đồ bỏ” [Paulus của 1895: 1142, xem thêm Génibrel 1898: 905, Gustave 1937: 1098], lưu tích còn trong từ ủng thũng. Ở ngọt thì hơn nhiều kẻ chuộng, quá chua liền ủng có ai màng. (Bảo kính 147.4).
tàng 藏
tt. xấu, hỏng, tồi tàn, lưu tích còn trong “cà tàng”. La ỷ dập dìu, hàng chợ họp, Cửa nhà bịn rịn, tổ ong tàng. (Thuật hứng 55.6)‖ Còn duyên như tượng tô vàng, hết duyên như tổ ong tàng ngày mưa (cd).
câu 句 / 勾
AHV: cú, cố.
dt. đơn vị cơ bản của lời nói, diễn đạt một thông tin lọn nghĩa, câu đọc theo âm Việt hoá của , lưu tích còn trong từ câu cú (câu = cú). (Ngôn chí 3.4)‖ Trong khi hứng động bề đêm tuyết, Ngâm được câu thần dắng dắng ca. (Ngôn chí 4.8, 5.5)‖ (Mạn thuật 23.5)‖ (Trần tình 43.2)‖ (Thuật hứng 58.6, 61.2)‖ (Tự thán 75.5, 76.7, 81.4, 84.3)‖ (Bảo kính 132.3, 160.8, 166.7, 178.3)‖ (Huấn nam tử 192.7)‖ (Thủy thiên 213.6).